Thần Khoa Học

Thần Khoa Học

SÁM HỐI CHÂN KINH

Tuyển tập những bài viết hay về Chánh Kinh, Chánh Pháp và tà kinh, ngụy pháp trong Phật giáo
Bấm vào hình để đọc
hoặc xem bên dưới

CỘNG NGHIỆP SOS

Đọc để thoát khỏi nghiệp tà kiến do các giả sư Bà La Môn gieo rắc trong Phật giáo
Bấm vào hình để đọc
hoặc xem bên dưới

ĐẠO PHẬT VÀ CHÍNH TRỊ


Một chính trị gia vào tận trong rừng sâu để “lên lớp” cho vị tu sĩ ẩn lâm:
_ Ngài không làm chính trị - đó cũng là một thái độ chính trị.
Tu sĩ mỉm cười:
_ Vô lý! Chẳng lẽ không làm vệ sinh, đó cũng là một thái độ vệ sinh? Không làm tướng cướp, đó cũng là một thái độ tướng cướp? Không làm vũ nữ, đó cũng là thái độ vũ nữ? Xin đừng gắp lửa bỏ tay người.
Vị chính khách bẻ sang hướng khác:
_ Nhưng lịch sử cho thấy tôn giáo và chính trị luôn gắn liền nhau, không thể tách rời.
_ Nếu có như thế thì đó là chuyện của tôn giáo và chính trị. Đạo Phật không phải là tôn giáo, lại càng không phải là chính trị. Đạo Phật là con đường, là nếp sống giải thoát khỏi những điều đó.
Chính trị gia vẫn chưa chịu ngưng:
_ Thế sao có nhiều nhà sư được ca ngợi vì đã tham gia việc quân, việc nước, việc triều chính?
_ Nếu trước đó họ đã trả lại y áo cho Tam Bảo rồi trở ra đời lo thế sự, đây là nghiệp duyên của mỗi người, không nên lạm bàn. Và nếu họ có công đức thuộc “Bốn trọng ân”, người Phật tử cũng phải nhớ ơn họ. Nhưng cần xác định cho rõ: nếu họ còn đắp y mà làm thế sự, thì họ không phải là những tu sĩ đạo Phật làm chính trị, mà là những nhà chính trị mượn áo của đạo Phật. Trong Bát Chánh Đạo không có chánh chính trị, không có chánh quân sự.
_ Nhưng ngài cứ độc trú biệt cư thế này, có lợi ích gì cho ai?
_ Bản thân cuộc sống không màng danh lợi cũng là một bài pháp rồi! Ông không thấy lợi ích cũng phải!
_ Ngài sống ẩn cư trong rừng, có ai biết đến để hỏi pháp?
_ Đừng sợ không ai biết, chỉ sợ hạnh không tròn. Hương của giới thanh tịnh còn ngược gió tung bay nữa kia! Ngược lại, giới hạnh giữ không tròn, ham mê giữa chợ đời, càng dễ bị cuốn trôi. Riêng đối với tôi, có ai đến hỏi đạo thì được, chứ tranh luận thì... xin lỗi, tôi không có thời gian.
Nhà chính trị lại một lần nữa lái đề tài:
_ Giặc ngoại xâm đến đây, ngài có còn thời gian để tu hành?
_ Câu hỏi ấy ông nên dành cho vua quan, cho quân đội. Nhưng ông nên nhớ, tàn ác đến như vua Asoka, khi đã giác ngộ Phật pháp, lại trở thành lương thiện không ai bằng. Chúng tôi tu hành cũng là để duy trì những giá trị hướng thiện tuyệt vời này, để biến thù thành bạn, đổi giặc thành anh em. Tuy vậy, đối với những người đi tìm sự yên tĩnh để chiến đấu với chính bản thân mình, chống bốn lũ giặc sanh-già-bệnh-chết, đôi khi họ xem miệng lưỡi của kẻ khác cũng không thua gì giặc cướp. Trong những trường hợp như vậy, cách tốt nhất là… “tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. 
Vừa nói xong, vị tu sĩ ẩn lâm vội vàng chắp tay xoay người hướng về phía thất liêu, chạy vắt giò lên cổ cứ như bị ma đuổi.  
Vẫn chưa chịu thôi, lần thứ hai vị chính khách rủ thêm người bạn làm luật sư, cả hai cùng tìm đến tận thất của tu sĩ ẩn lâm để nói chuyện cho ra lẽ. Vừa đến nơi, cả hai đã thấy ngay trước cửa thất một tấm bảng lớn với dòng chữ rõ ràng“TA KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI vì Ta tôn trọng nhận thức và cuộc sống của người đời, và Ta không bắt người đời theo ý của Ta. CHỈ CÓ ĐỜI TRANH LUẬN VỚI TA vì người đời không tôn trọng nhận thức và cuộc sống của Ta, và còn muốn bắt Ta theo ý của họ. Thật bất công!”.
Cả hai vị khách không mời mà đến nhìn nhau rồi quay lui. Khu rừng lại trở về sự bình yên vốn có của nó.
_________________
Ghi Chú:
Trích Kinh Kosambiya, số 48, Trung bộ 1:
“… Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời này ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời sau ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược… ”
Kinh Tăng Chi tập 3, Chương 7, III. Phẩm Vajjì (Bạt Kỳ)
(IV) (22) Công Việc
1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp không làm suy giảm này... Ta sẽ giảng...
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không làm suy giảm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích ngủ nghỉ, không hoan hỷ ngủ nghỉ, không đam mê ngủ nghỉ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bè bạn ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không dừng ở nửa chừng giữa sự đạt đến những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp không làm suy giảm này được duy trì giữa các Tỷ-kheo, khi nào các Tỷ-kheo được dạy bảy pháp không làm suy giảm này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Kinh Tăng Chi tập 5, Chương 10, VII. Phẩm Song Đôi
(XI) (69) Những Ðề Tài Câu Chuyện (1)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, rất nhiều Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại hội trường. Các vị này đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây: Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về quân đội, câu chuyện về sợ hãi, câu chuyện về chiến trận, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về đồ nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về ma quỷ, các câu chuyện sai khác về thế giới, về biển lớn, các câu chuyện về hữu và phi hữu.
2. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, các Thầy nay ngồi hội họp ở đây, nói chuyện về vấn đề gì? Câu chuyện gì đang bàn giữa các Thầy bàn xong?
- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất trở về, chúng con ngồi hội họp tại hội trường, và chúng con đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây: Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm... các câu chuyện về hữu và phi hữu.
- Này các Tỷ-kheo, thật không xứng đáng cho các Thầy, là những thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại có thể sống chú tâm trong nhiều câu chuyện sai khác, như câu chuyện về vua... câu chuyện về hữu và phi hữu. Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này. Thế nào là mười?
3. Câu chuyện về ít dục, câu chuyện về biết đủ, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không tụ hội, câu chuyện về tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến.
Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này.
4. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy tiếp tục nói những câu chuyện liên hệ đến mười đề tài để nói chuyện này, thời các Thầy có thể với ánh sáng (của mình) đánh bạt ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy lực, còn nói gì của các du sĩ ngoại đạo.
______________
Trích lục kinh theo bản dịch của HT Minh Châu

KHỈ LÀM TRÒ


Trên Thiên đình, Đại Phạm Thiên và Ngọc Hoàng đang đàm đạo với nhau. Đại Phạm Thiên lên tiếng:
_ Dưới dương trần có mấy ông sư đã mặc áo Phật nhưng không lo tu hành, cứ hô hào người khác đấu tranh chính trị làm gì thế nhỉ?
_ Vì họ xem chính trị quan trọng hơn diệt trừ tham-sân-si. Và chức hội chủ, đàn chủ của họ quan trọng hơn giới-định-tuệ.
_ Thế sao họ không cởi quách y áo gởi lại cho chùa, ra đời tha hồ làm chính trị - chính em, chẳng ai phê phán họ?
_ Nếu vậy, cũng chẳng có ai thèm nghe họ. Ngài không thấy mấy con khỉ muốn làm trò cũng phải mượn áo người đấy ư?
Tiểu Thiên
___________
Ghi Chú 
Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp không làm suy giảm này... Ta sẽ giảng... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không làm suy giảm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm….
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm…” (Trích bài kinh “Công Việc” số 22, Tăng Chi tập 3, Chương 7, III. Phẩm Vajjì (Bạt Kỳ))
Tuy nhiên, tại một số nước, luật pháp bắt buộc các công dân phải đi bầu cử. Thiết nghĩ, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tại đây cũng nên tuân thủ luật pháp của quốc gia mình.
Bởi lẽ, cầm lá phiếu đi bầu cử ở đây không có nghĩa là làm chính trị, không có nghĩa là ưa thích làm thế sự, mà chỉ là tuân theo quy định chung của luật pháp sở tại.

SIÊU CHÍNH TRỊ


Sư Bắc hỏi sư Nam:
_ Tại sao trong giới luật Patimokkha, Đức Phật cấm các Tỳ-kheo quan hệ qua lại với các vua quan, hoặc dính líu với các thế lực đương quyền, thậm chí không được bàn luận chuyện thế sự?
_ Lo diệt tham-sân-si đã hết ngày, còn thì giờ đâu liên hệ với vua quan, với thế sự? Vả lại, nếu ông ủng hộ, dựa dẫm vào một thế lực này, khi một thế lực khác chống đối hoặc thay thế, liệu họ có để cho ông yên? Ngược lại, nếu ông tách khỏi những tranh chấp ấy, không xu thời theo bên nào và cũng không gây nguy hiểm đối bất cứ ai, mọi người sẽ tin tưởng và đều muốn ủng hộ ông.
Sư Bắc như ngộ ra điều lý thú, vỗ mạnh tay lên trán:
_ À, thì ra dù qua bao triều đại đổi thay, Phật giáo không áp bức, ép buộc bất kỳ ai nhưng vẫn là quốc giáo tại các quốc gia Nam truyền là vì vậy. Trong khi đó, tại các nước khác, nhiều Tăng Ni bày đặt tham gia chuyện thế sự khiến các thế lực khác ganh tỵ, xúc xiểm, đến độ có lúc gặp các vua quan tàn bạo, họ ra tay diệt tận Phật giáo không thương tiếc. Hóa ra Đức Phật không làm chính trị nhưng lại hơn cả những nhà đại chính trị khoác áo tôn giáo.
_ Huynh đã biết một pháp khiến Tỷ-kheo được lớn mạnh rồi đó.
_ Nhưng, có những thế lực quá tàn ác, họ giết cả những người hiền lương thì sao?
_ Câu hỏi ấy để dành cho vua quan, cho quân đội lương thiện.
An Hạnh
____________________
Ghi Chú: 
Kinh Tăng Chi tập 3, Chương 7, III. Phẩm Vajjì (Bạt Kỳ)
(IV) (22) Công Việc
1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp không làm suy giảm này... Ta sẽ giảng...
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không làm suy giảm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích ngủ nghỉ, không hoan hỷ ngủ nghỉ, không đam mê ngủ nghỉ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bè bạn ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không dừng ở nửa chừng giữa sự đạt đến những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp không làm suy giảm này được duy trì giữa các Tỷ-kheo, khi nào các Tỷ-kheo được dạy bảy pháp không làm suy giảm này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.
------------------------
LUẬT TRÍCH LỤC

 Ưng đối trị 48: Cấm xem động binh
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào đi để xem quân đội động binh thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có nhân duyên như thế.”

 Ưng đối trị 49: Ngụ trong binh đội
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Nếu có nhân duyên nào đó khiến vị tỳ khưu ấy đi đến nơi binh đội, vị tỳ khưu ấy nên cư ngụ trong binh đội hai ba đêm; nếu vượt hơn số ấy thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

 Ưng đối trị 50: Cấm xem tập trận
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Nếu trong khi cư ngụ ở binh đội hai ba đêm vị tỳ khưu đi đến nơi tập trận, hoặc nơi đóng quân, hoặc nơi dàn binh, hoặc đội chủ lực thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

 Ưng đối trị 92: Cấm Tỳ-kheo vào hậu cung của vua
"Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào khi chưa được báo tin trước mà vượt qua ngưỡng cửa (phòng ngủ) của đức vua dòng sát-đế-lỵ đã được đội lên vương miện lúc đức vua chưa đi khỏi lúc báu vật (hoàng hậu) chưa lui ra thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
(Theo bản dịch của Tỳ-kheo Nguyệt Thiên Indacanda)

THẢM KỊCH PHẬT GIÁO BẮC VÀ NAM TÔNG

DẪN: Bi thảm kịch của Phật Giáo Bắc Tông là nhắm mắt tin càn các 'Bồ-tát' Bà-la-môn như Đại Thiên, Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước... Bi thảm kịch của Phật Giáo Nam Tông là một chiều tin cuồng 'thánh tăng' Bà-la-môn Phật Âm Buddhaghosa. Tất cả đã rơi vào gian kế gián điệp và chia rẽ của ngoại học. Mời những ai còn có duyên phước với ĐẠO PHẬT CHÁNH THỐNG đọc kỹ bài dưới đây sẽ rõ


Sư phụ Trụ trì đi vắng mới không bao lâu mà chùa đã có chuyện. Hai chú sadi Nam và Bắc rơi ngay vào một cuộc tranh cãi quyết liệt không thôi, chẳng ai chịu nhường ai.
Trước nay huynh đệ yêu thương nhau như cây liền cội, như lá liền cành, vậy mà giờ đây đến nhìn mặt nhau họ cũng chẳng thèm. Cứ anh sân trước, em sân sau; người dưới thềm, kẻ trên nóc nhà. Đã thế, mỗi lần hai bên chạm mặt nhau là y kỳ những cuộc khẩu chiến lại nổ ra ác liệt khôn cùng. Lần nào cũng vậy, sadi Bắc nắm chặt bàn tay như đầu búa, dộng liên tục vào không khí, nói chắc như “đinh đóng cột”:
_ A-la-hán vẫn còn xuất tinh, còn chảy bất tịnh!
Sadi Nam cũng không vừa, vung bàn tay chém xoạt vào hư không như thể quyết tâm chém sắt như chém bùn, sẵn sàng quyết tử cho chân lý quyết sinh:
_ Thánh nhân không còn xuất tinh, không còn bất tịnh!
“Còn bất tịnh” ... “không còn”... “còn chảy”... “không chảy”... Cứ thế những cuộc đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi nối tiếp nhau tưởng chừng như thiên thu bất tận. Nhiều người đến chùa thấy cảnh huynh đệ tương tàn cũng đâm ra chán nản bỏ về. Số khác lại theo Bắc khinh Nam, số còn lại thì bênh Nam chê Bắc. Cả hội chúng giờ đây cũng chia lìa ly tán, cơ hồ còn loạn hơn cả nạn tám mươi bốn ngàn xứ quân.
May mắn thay, nhờ ơn Phật, nhờ ơn chánh pháp Ngài ban, nên không có bên nào tuốt gươm nói chuyện với nhau. Nếu không, máu cũng đã chảy thành sông, thây cũng đã chất thành núi chứ chẳng hơn gì ai.
Phần Sư phụ Trụ trì, vừa lo xong công việc ngài liền quày quả trở lại chùa ngay. Chỉ cần nghe qua vài nơi đáng tin cậy, ngài đã hiểu mọi cớ sự. Thắp nén nhang trên bàn thờ Phật xong, chưa kịp nghỉ ngơi, Sư phụ Trụ trì liền truyền cho cả hai “tướng quân” vào trong chánh điện. Trước bàn thờ Phật và vị đạo sư khả kính, cả hai “đấu sĩ” không còn dám hung hăng như trước. Họ chỉ lóng ngóng líu ríu như những kẻ tội phạm chiến tranh trước tòa án quân sự. Cả hai sadi cùng đảnh lễ Phật và sư phụ rồi lui xuống một bên chắp tay nghe dạy. Sư phụ Trụ trì nghiêm giọng khai án:
_ Này, Nam và Bắc, hai con hãy mạnh dạn nói cho thầy biết: ai là người đầu tiên đã gây ra tranh chấp?
Nam chỉ Bắc:
_ Thưa sư phụ, chính là Bắc!
Bắc chỉ Nam:
_ Bạch thầy, chính là Nam!
Sư phụ lắc đầu:
_ Không phải. Hai con vẫn chưa hiểu ra. Ý thày muốn hỏi: hai con có biết ai là người đầu tiên đã nêu lên vấn đề “A-la-hán còn chảy bất tịnh, còn xuất tinh” trong Phật giáo, khiến người theo, kẻ không theo, để rồi từ đây Đạo Phật bị phân hoá thành hai phái Đại Thừa - Tiểu Thừa?
Cả hai ngập ngừng rồi cùng đáp:
_ Thưa… ngài Đại Thiên - Mahadeva, thời vua Asoka, sau Phật 200 năm.
_ Ông ta xuất thân từ đâu?
_ Dạ, như nhiều tổ sư khác, cũng là một Bà-la-môn.
_ Thế đấy! Hai con có biết Đại Thiên có đắc quả Thánh hay không?
_ Bạch sư phụ, không biết.
Sư phụ lại lắc đầu, giọng cả quyết:
_ Chắc chắn ông ta không phải là một Thánh nhân!
_ Thưa, vì sao sư phụ biết? Cả hai “tướng quân” tròn mắt.
_ Vì nếu là Thánh nhân, ông ta đã không nêu một vấn đề gây tranh chấp một cách gian manh như vậy. Đặt trường hợp ông ta tự xưng A La Hán, như vậy ông ta đã phạm tội Ba-la-di thứ tư, tự làm rơi đầu. Còn nếu do thầy ông ta ấn chứng, thì thầy ông ta là ai lại dám phong thánh bừa bãi cho một kẻ ngủ mơ còn nghĩ bậy nên vẫn còn bị mộng tinh? Chỉ cần bấy nhiêu cũng đủ kết luận dứt khoát Đại Thiên không phải là Thánh nhân mà chỉ là một “mánh nhân”!
_ Mánh nhân là sao, thưa sư phụ?
_ Là một kẻ mánh lới, mánh mung, mánh khóe. Vì mánh lới, mánh mung, mánh khóe nên ông ta đã ma mãnh đưa ra một vấn đề không có cơ sở phân định. Chẳng lẽ hai con lại đòi một vị A-la-hán phải theo đó chứng minh đúng sai, thực giả? Chẳng lẽ một vị A-la-hán lại phải phô bày thị hiện một điều vô duyên như vậy để nêu rõ phải trái, trắng đen? Còn Thánh Giới Uẩn, Thánh Định Uẩn, Thánh Tuệ Uẩn của Đức Phật bỏ đi đâu?
Nhấp một ngụm trà, Sư phụ Trụ trì trầm ngâm nói tiếp:
_ Nhưng chính vì không có cơ sở phân định như vậy, nên những kẻ ngây thơ và mất tỉnh giác như hai con mới dễ dàng rơi vào cái bẫy của người khác để rồi gây khẩu chiến, phân tranh, chia lìa gia đạo. Thử hỏi, một người từ bên ngoài nhảy vào gia đình các con đã không kêu gọi đoàn kết anh em thì chớ, lại còn vẽ chuyện vớ vẩn khiến ly tán đệ huynh, chia lìa gia đạo; như vậy họ là một kẻ đáng tin hay phải cảnh giác?
_ Thưa, cần phải cảnh giác.
_ Là một người có thiện chí muốn tạo sức mạnh đoàn kết hay có ác tâm muốn gây phân hóa suy tàn?
_ Thưa, có ác tâm muốn làm phân hóa, suy tàn.
_ Trong thời Phật, có chuyện phân hóa Đại Thừa, Tiểu Thừa không?
_ Dạ, không!
_ Giả sử Đại Thiên và các luận sư Bà-la-môn khác cứ đứng ngoài Đạo Phật kêu gào chia rẽ Phật giáo thành tám mươi bốn ngàn tông phái suốt cả một trăm năm, thử hỏi có Phật tử nào nghe theo họ không?
_ Thưa, chẳng ai thèm tin!
_ Một kẻ thù ghét Đạo Phật có dám cạo đầu, đắp y không?
_ Dạ, họ thừa sức.
_ Cứ ngồi ăn rồi viết thật nhiều kinh-luật-luận ngụy tạo, trái với kinh - luật gốc để chống phá Đạo Phật ngay từ bên trong, những luận sư gián điệp có làm nổi chuyện ấy không?
_ Thưa, họ thừa khả năng.
_ Vậy, tại sao các con cứ tin bừa, tín bậy để rồi quay sang cấu xé lẫn nhau?
Mồ hôi trên trán của hai chú sadi Nam, Bắc toát ra như tắm. Cả hai lặng người như vừa thoát khỏi cảnh địa ngục vô gián kinh hoàng của những kẻ phá hòa hợp Tăng. Chờ cho hai đệ tử tỉnh hồn trở lại, Sư phụ Trụ trì ôn tồn nhắc nhở:
_ Thầy đã từng nhắc các con không nên đa nghi, nhưng cũng không được mất cảnh giác. Trong thời Phật, các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Đại Ca Diếp cũng đều từ gốc ngoại học mà thành đệ tử Phật. Thế nhưng bên cạnh họ cũng có rất nhiều các ngoại đạo khác vẫn cố chấp hận thù và luôn tìm mọi cách chống phá Đức Phật và Đạo Phật. Hai con đã nghe cái tên “Vassakāra” bao giờ chưa?
_ Dạ, cúi xin thầy chỉ dạy.
_ Ông ta cũng là một Bà-la-môn, quan đại thần của vua A Xà Thế. Nhiều bài kinh cho thấy Vassakāra cùng với các Bà-la-môn khác không ưa gì Đạo Phật, nhưng Vassakāra có những cách chống phá ngấm ngầm thâm hiểm riêng của mình. Có lần vua A Xà Thế sai ông ta đến hỏi ý kiến Đức Phật về việc tấn công dân thành Vajji hùng mạnh. Đức Thế Tôn không muốn có một cuộc chiến tranh xảy ra cho hai đất nước, và mặc dù Ngài đã tế nhị khuyên ngăn; thế nhưng Bà-la-môn Vassakāra vẫn bộc lộ âm mưu thâm độc của mình để phá hoại kẻ khác. Hai con có biết đó là mưu kế gì không?
Sadi Nam chắp tay:
_ Thưa, hình như, Vassakāra nói kế ngoại giao và ly gián?
_ Con nhớ không sai! Theo ông Bà-la-môn này thì chỉ có mưu kế giả kết thân rồi từ đó tìm cách phân hóa chia rẽ nội bộ mới làm suy yếu đối phương hùng mạnh, có vậy mới thanh toán họ được. Giờ đây chắc hai con đã hiểu vì sao sự kiện trên lại được nêu lên ngay phần đầu của bài kinh trọng yếu Đại Bát Niết Bàn - bài kinh quan trọng ghi lại những lời dạy cuối cùng của Đức Thế Tôn trước lúc nhập Niết Bàn. Hẳn, Đức Thế Tôn thừa biết Vassakāra và con cháu của ông ta sẽ làm gì với những kẻ dám đòi quyền bình đẳng với giai cấp Bà-la-môn tối thượng của họ.
Hai “đấu sĩ” bất chợt nhìn nhau ngỡ ngàng thảng thốt. Không hẹn mà nên cả hai cùng chắp tay, hướng mắt nhìn lên những tạng kinh Nikāya trên bàn thờ Phật. Biết cả hai đệ tử vừa “hoát nhiên tiểu ngộ”, Sư phụ Trụ trì tiếp giọng:
_ Hai con hãy tự hỏi mình xem: vì sao ngay sau khi Vassakāra vừa cáo lui, Đức Thế Tôn đã tức khắc cho triệu tập tất cả Tỳ-kheo để răn dạy các pháp đoàn kết chúng Tăng? Hãy cùng nhau giải nghi xem: có mối liên hệ gì không khi chính Vassakāra và Sunīdha là hai đại thần của A-xà-thế lo việc chống phá dân thành Vajji, và cũng chính các Tỳ-kheo tại Vajii chứ không phải ai khác là những người đầu tiên gây ra phá hòa hợp Tăng khi họ chế ra mười điều luật mới ngay sau khi Đức Phật vừa nhập diệt một trăm năm? Hai con hãy tự kiểm lại xem, có đáng hổ thẹn không khi cho đến tận bây giờ, những kẻ ngoại học ác tâm noi chí Đại Thiên vẫn có thể ngồi ngoài rung đùi, xoa bụng mỉm cười nhìn các con tiếp tục tranh đua cao thấp?
Cả hai người con đích tôn dòng họ Thích cúi đầu im lặng. Sadi Bắc như chợt nhớ ra điều gì, không dấu được cảm xúc liền buột miệng:
_ Thì ra kinh Đại Bát Niết Bàn nguyên thủy đã bị đổi tên thành kinh Du Hành trong Trường A-hàm để mọi người không quá chú tâm đến nó là vì vậy. Đã thế, nó còn bị thay bằng một bản kinh Đại Bát Niết Bàn khác với rất nhiều sai biệt.
Sadi Nam cũng tỉnh ngộ góp ý:
_ Và chính trong bài kinh “Du Hành” ấy, âm mưu thâm độc dùng kế ngoại giao - ly gián để tiêu diệt đối thủ hùng mạnh của ông Bà-la-môn Vassakāra cũng đã bị lược bỏ. Có vậy mọi người mới không nhận ra thủ đoạn phá hoại nguy hiểm của các tay gián điệp.
Sadi Bắc vẻ trầm tư tự bạch:
_ Vậy mà bấy lâu nay mình cứ tin vào các kinh giả, luật giả, luận dởm; quay lại coi thường phỉ báng Thánh thật, Pháp thật.
Sadi Nam cũng bâng khuâng tự nhủ:
_ Còn mình cũng vô tư tin vào tạng luận và chú giải của các luận sư Bà-la-môn đàng mình, cũng xem lời Phật dạy trong kinh gốc chỉ là thường pháp, là tục đế, không phải chân nghĩa đế. Không ngờ chính mình cũng bị các ông Bà-la-môn gián điệp dùng kế ngoại giao để xỏ mũi.
Sư phụ mỉm cười nhìn hai đệ tử, giọng thanh thản hơn:
_ Lành thay, giờ đây thầy đã phần nào an tâm vì hai con đã biết được điều đáng biết, thấy được điều đáng thấy. Ít nhất, hai con đã hiểu những kẻ phá hoại Phật giáo không quá ngây thơ và đơn giản như các con. Kinh Nikāya đã cảnh giác rất nhiều về điều này, nhưng vì giới hạnh chưa tinh nghiêm nên các con không thể hiểu nó đúng mức, thậm chí có kẻ còn coi thường nó nên phải gặp tai họa. Ngay tại Ấn Độ, Đạo Phật giờ đây chỉ còn là quá khứ, chưa đủ để các con mở mắt ra hay sao? Hãy nhớ, nếu các con chỉ có một đức tin đơn thuần mà không có giới hạnh và trí tuệ đi kèm, thì rồi các con vẫn dễ dàng bị sập hầm sa bẫy, chứ không hơn gì những kẻ si mê cuồng tín khác đâu. 
Nghỉ một hơi lấy sức, Sư phụ Trụ trì nhắc nhở:
_ Đạo Phật là đạo Từ Bi, người Phật tử tin vào quy luật nhân quả và quy luật vô thường, hiểu rằng mọi sự vật đều không có gì trường cửu, cho nên người Phật tử không muốn làm hại ai để tự làm hại mình. Thế nhưng không phải ai cũng có thiện chí với Đạo Phật. Thậm chí có kẻ còn rắp tâm muốn tiêu diệt Đạo Phật bằng bất cứ thủ đoạn nào, kể cả sẵn sàng đóng vai gián điệp để phân hóa biến hoại nó ngay từ bên trong. Đây chính là lý do vì sao các luận sư Bà-la-môn sau này đã tích cực “quy y” theo Phật giáo, nỗ lực kết tập biết bao kinh giả, luật giả; viết thật nhiều luận rởm, sớ rởm; hết lòng xiển dương lắm tông nhiều phái trái với tinh thần gốc. Đã thế, kinh nào, phái nào cũng tối thượng tối tôn và ngấm ngầm chê bai các tông phái khác. Ngêu, sò có cắn nhau, ngư ông mới đắc lợi. Bài học lịch sử về vua An Dương Vương vì quá tin vào ông “con rể” gián điệp Trọng Thủy đến nỗi bị tráo nỏ thần thật bằng nỏ thần giả để rồi lâm vào cảnh mất nước nhà tan, không lẽ các con đã vội quên rồi sao? Cứ nhắm mắt nghe theo lời kẻ khác gây tranh chấp chia lìa anh em, tự làm suy yếu chính mình như vậy, liệu các con có còn thấy mình xứng đáng là đệ tử của một đạo trí tuệ hay không?
Hai chú Sadi Nam, Bắc như bừng cơn mê ngủ. Không ai nhắc ai, cả hai cùng dập đầu sám hối trước Đức Phật và sư phụ rồi quay sang lạy tạ lẫn nhau bỏ qua chuyện cũ.
Chẳng mấy chốc ngôi chùa Phật Gia lại trở về cảnh an vui một nhà như trước. Hội chúng lại đoàn kết thống nhất như xưa. Mọi người nắm tay nhau đồng thanh reo vang:
Vui thay, Phật ra đời!
Vui thay, Pháp được giảng!
Vui thay, Tăng hòa hợp!
Hòa hợp tu, vui thay!  (PC 194)
HOÀ HIỆP ĐẠO SƯ
_________________
Ý kiến thêm của Hòa Hiệp Đạo Sư:

1) Trong Tạng Luật, Đại Phẩm, Chương Y phục, đoạn [156] (bản dịch của TK Nguyệt Thiên) còn ghi rõ lời dạy của đức Thế Tôn như sau:
“- Này các Tỳ-khưu, ở đây, trong lúc đang đi dạo quanh các trú xá cùng với Ānanda là sa-môn hầu cận, Ta đã nhìn thấy chỗ nằm ngồi bị lấm lem vì chất dơ, sau khi nhìn thấy đã hỏi Ānanda rằng: “Này Ānanda, tại sao chỗ nằm ngồi này bị lấm lem?”
Bạch ngài, hiện nay các vị Tỳ-khưu sau khi thọ thực thức ăn thượng hạng, có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Trong khi các vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ, rồi tinh dịch bị xuất ra do chiêm bao. Bạch đức Thế Tôn, do đó chỗ nằm ngồi này đã bị lấm lem vì chất dơ.”
Này Ānanda, điều ấy là như thế! Này Ānanda, điều ấy là như thế! Này Ānanda, tinh dịch bị xuất ra do chiêm bao vì các vị ấy có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Này Ānanda, các vị Tỳ-khưu nào có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ, tinh dịch của các vị ấy không bị xuất ra. Này Ānanda, các vị nào dầu là phàm nhân đã xa lìa sự tham đắm trong các dục, tinh dịch của các vị ấy không bị xuất ra. Này Ānanda, tinh dịch của vị A-la-hán có thể bị xuất ra là điều không có thực tế, không có cơ sở.”
Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ: (Vị ấy) ngủ khổ sở, thức dậy khổ sở, thấy mộng điều ác xấu, chư Thiên không hộ trì, tinh dịch bị xuất ra. Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ.
Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều thuận lợi của vị có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ: (Vị ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không thấy mộng điều ác xấu, chư Thiên hộ trì, tinh dịch không bị xuất ra. Này các Tỳ-khưu, đây là năm điều thuận lợi của vị có niệm được thiết lập, được giác tỉnh, và rơi vào giấc ngủ. Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép (sử dụng) y lót ngồi (nisīdanaṃ) để bảo vệ cơ thể, để bảo vệ y, để bảo vệ chỗ ngồi”.
Qua lời dạy trên và tự thân mỗi người chứng nghiệm thấy rõ: chỉ có những kẻ nào còn tham đắm trong các dục, có niệm bị xao lãng, không được giác tỉnh khiến bị xuất tinh do chiêm bao, nên họ mới không tin có những người khác hoặc những vị A-la-hán không còn bị mộng tinh. Và chỉ có những ai dù là phàm nhân nhưng đã xa lìa tham đắm trong các dục, không còn bị mộng tinh, mới tin rằng một vị A-la-hán không còn xuất tinh là điều hoàn toàn thực tế và có cơ sở.
2) Theo Tì Đạt Ma luận (tác giả?) thuộc truyền thống Đại Thừa [trong bài viết “Đại Thiên là ai?”, tác giả GD, mục Diễn Đàn, quangduc.com. Nguồn: T27, số 1545, tr.511a10-14 và tr. 510c24 -512a19)], lý do Đại Thiên - Mahadeva - xuất gia theo Phật giáo và nêu lên vấn đề “A-la-hán còn xuất tinh” được tóm tắt như sau (phần trong ngoặc đơn in nghiêng là chú thích của HH):  
Đại Thiên thuộc dòng giõi Bà-la-môn, tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Sau đó vị Bà-la-môn này nghe rằng (?) nếu quy y theo Phật giáo có thể diệt trừ hết tội lỗi nên xin được xuất gia (Phật giáo là nơi chứa chấp và rửa đại nghịch tội Vô gián cùng tội loạn luân sao?) Sau nhờ thông minh nên Đại Thiên được nhiều người hâm mộ (Đề Bà Đạt Đa, Hitler, Tần Thuỷ Hoàng cũng thông minh lắm chứ!).
Một hôm ông nằm ngủ bị mộng tinhTrước đó vì ông tự xưng mình là A-la-hán (Đại Thiên đã phạm tội Ba La Di thứ tư) nên đệ tử hỏi ông,“A-la-hán đã trừ hết các lậu hoặc, tại sao thầy còn xuất tinh? Ông trả lời, “Do thiên ma quấy nhiễu” (Đại Thiên có hơn gì kẻ phàm phu tục tử? Có người phủ nhận cuốn luận này nhưng không đưa ra chứng cứ cụ thể. Nếu vậy, tất cả các cuốn luận khác cũng phải bị ném bỏ) (*)
Trong một số bộ luận khác cũng đều xác nhận Đại Thiên là một Bà-la-môn ngoại đạo và đưa ra năm điều giới hạn của thánh quả A-la-hán, trong đó điều đầu tiên là A-la-hán vẫn còn bị xuất tinh (?) Từ đây tăngchúng bị chia làm hai phe: phe ủng hộ luận điểm của Đại Thiên và phe chống đốihai bên tranh cãi nhau không dứt. Cuối cùng nhà vua phải đích thân đến tịnh xá Kỳ Viên, ra lệnh cho chư Tăng hai phái tách rời nhau mà sống, rồi cho thi hành phép lấy biểu quyết (sic)
(Điều này giống như có một kẻ bụi đời, quậy phá, trộm cắp, dốt nát và tà hạnh xông vào một trường học. Y tự đưa ra năm tiêu chí mới để xác định danh hiệu “Học sinh gương mẫu” bao gồm: tà hạnh, học dốt, trộm cắp, quậy phá và bụi đời. Thế nhưng vẫn có một số học sinh tán thành và quay lại phủ nhận những giá trị cũ. Thử hỏi những học sinh tin theo kẻ ác hạnh là những người như thế nào? Liệu có đáng vì một chuyện quá vô lý như thế khiến cho trường học phải chia rẽ, tranh chấp?) (Hết tóm tắt)
Tuy vậy, mãi về sau này sự mâu thuẫn vẫn còn tiếp diễn, phe của Đại Thiên tách ra hình thành nên nhóm Đại Chúng Bộ, phái còn lại được gọi là Thượng Tọa Bộ. Tiếp đó Đại Chúng Bộ tự nhận mình là cỗ xe lớn Đại Thừa (Mahayana), và gọi phái Thượng Tọa Bộ là cỗ xe nhỏ, Tiểu Thừa (Hinayana), với ý miệt thị.
Chưa xong, phái Đại Chúng Bộ - Đại Thừa tuy có cùng một ông tổ là Đại Thiên nhưng sau này vẫn được các vị “Phật phát triển” và các Tổ hậu duệ tiếp tục phân hóa thành rất nhiều cành nhánh khác nhau như: Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Pháp Hoa Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông… Thậm chí có cả “Tân tăng tông” gồm các cư sĩ khoác áo cà-sa nhưng có vợ con y như người thế tục (?!).
Mỗi tông phái của Đại Thừa có một ông Bụt riêng, Tổ riêng, kinh tạng riêng, tự viện riêng, hội chúng riêng. Trong những cái riêng đó có một cái chung rất đáng chú ý, đó là trong cuốn kinh Kim Cang tiêu biểu cho tinh thần “vô phân biệt” triệt để của Đại Thừa, nhưng lại có những câu sặc mùi phân biệt ly gián: “Giáo pháp Đại Thừa nói cho những người đi theo giáo pháp Đại Thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu Thừa vẫn còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả” (đoạn 25)!(Lưu ý: thời Phật không có chuyện Đại Thừa, Tiểu Thừa. Điều này chứng tỏ kinh Kim Cang do kẻ đời sau vẽ ra, không phải do Phật thuyết)
Còn phái Thượng Tọa Bộ cũng không chịu thua kém, tự chuyển hóa thành Theravada, không chịu đồng hóa với “cỗ xe mu rùa - Hinayana” do kẻ khác gán cho. Nhưng “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, dù Thượng Tọa Bộ có là Hinayana hay Theravada hay gì gì đi chăng nữa thì cũng thế! Vì sao? Vì một khi họ tự xem mình là nguyên thủy và tự hào giữ mình trong truyền thống này, phái “chính gốc” đã gián tiếp công nhận sự phân hóa của Đại Thiên, nghiễm nhiên trở thành một đối trọng của sự chia rẽ khi mặc nhiên thừa nhận có những phái “không Theravada”, không nguyên thủy, không truyền thống tức các phái đại-thừa-thãi khác.
Dù trực tiếp hay gián tiếp góp phần khiến cho Tăng chúng bị phân ly, thì thực ra chẳng còn một ai là “nguyên thuỷ” hướng thượng. Những đệ tử “chánh thống” và “phát triển” hẳn đã quên lời dạy chánh truyền sau đây của Đức Phật:
“Giữa quần chúng la ó,
Không ai nghĩ mình ngu,
Giữa Tăng chúng phân ly
Có ai nghĩ hướng thượng?”
(Trích kinh số 128, Trung Bộ 3)
Hơn thế nữa, nhờ trung thành với tạng Luận và vài luận sư gốc Bà-la-môn của mình, nhiều vị “chánh thống” cũng “lên mặt” xem những lời Phật dạy trong kinh Nguyên Thủy chỉ là thường pháp, là tục đế, không phải chân nghĩa đế. Điều này có nghĩa họ đã nguyên thủy hơn cả nguyên thủy, truyền thống hơn cả truyền thống. Bởi lẽ, họ cũng giống như các Bà-la-môn chánh tông đương thời Đức Phật, cũng biết ca ngợi các pháp luận của các luận sư của mình là Diệu Pháp, siêu lý và chân nghĩa đế; còn lời của Gotama chỉ là tục đế, là thường pháp, là dụ người, là trói người (?!).
May mắn thay, dù Tăng đoàn đã bị xé nát thành tám mươi bốn ngàn mảnh, nhưng nhờ tất cả các phe phái vẫn còn bị kềm thúc bởi những giới cấm căn bản và tinh thần Từ Bi cốt tủy vẫn còn hiện hữu, cho nên các “cỗ xe lớn - nhỏ” đã không quay lại tàn hại lẫn nhau, thanh toán lẫn nhau như những kẻ ngoại đạo mong muốn. Dầu vậy, tất cả có nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính và có hòa hợp nhau như “nước hòa với sữa” như trong thời Đức Phật còn hiện tiền không, thì “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Đến đây lại nhớ đến bốn câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, xin được cải biên đôi chút để bày tỏ nỗi lòng của một người con Phật:
Ngàn năm trong cõi Phật gia,
Phái Đại, phái Tiểu khéo là thích nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Để kết luận, xin tất cả hãy trở về nguồn, trở về như thời Đức Phật còn tại tiền. Và khi đó, nếu có ai hỏi những người con Phật tu theo đạo gì, mọi Phật tử đều vui vẻ trả lời: “Đạo Phật”.
Nếu được hỏi tiếp: “Thuộc tông phái nào?”, mọi người đều xác quyết: “Đạo Phật là Đạo Phật, chỉ có một mà thôi, không có tông phái nào khác”.
Hỏi: “Vì sao?”
Trả lời: “Vì những ai thích chia bè phân phái, phá hòa hợp Tăng đều đã bị đọa vào địa ngục từ lâu rồi!”.
_____________________
(*) Ghi chú Trong tạng Luật Pātimokkha, Đại Phẩm, Tụng Phẩm Thứ Bảy, Đức Phật đã giải thích rõ thế nào là người ngoại đạo đạt yêu cầu, hoặc không đạt yêu cầu để được xuất gia làm Tỳ-khưu:
“[100]... Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế này là người đạt yêu cầu (ārādhako), như thế này là người không đạt yêu cầu (anārādhako).
... người trước đây theo ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm (vesiyāgocaro), lai vãng với góa phụ, lai vãng với gái lỡ thời, lai vãng với người vô căn, lai vãng với Tỳ-khưu ni. Này các Tỳ-khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu
Ø Lại nữa, các đoạn Luật kế tiếp, Đức Thế Tôn đã quy định rõ:
đoạn [128]: “- Này các Tỳ-khưu, kẻ giết mẹ chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.”
đoạn [129]: “- Này các Tỳ-khưu, kẻ giết cha chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.”
đoạn [130]: “- Này các Tỳ-khưu, các vị Tỳ-khưu kia là các vị A-la-hán. Này các Tỳ-khưu, kẻ giết A-la-hán chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (Hết trích)
Ø Người “ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm, lai vãng với góa phụ, lai vãng với gái lỡ thời, lai vãng với người vô căn, lai vãng với Tỳ-khưu ni” còn không đạt yêu cầu để được làm Tỳ-khưu. Lại nữa, kẻ phạm một trong các tội giết mẹ, giết cha, giết A-la-hán còn bị trục xuất. Huống hồ ở đây Đại Thiên lại là kẻ “tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo”, đã thế không ít người còn tôn vinh ông ta làm sơ Tổ, làm Bồ-tát của Đại Thừa nữa chứ???
Thật điên rồ hết chỗ nói!!!
_____________________
Tham Khảo
Trích “Đại Kinh Sư Tử Hống, số 12, Trung Bộ 1
Phật dạy: “Này Sāriputta, như Tỷ-kheo thành tựu Giới hạnh, thành tựu Thiền định, thành tựu Trí tuệ có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sāriputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậyNếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Này Bà-con-ma, cũng vậy Đức Phật đã dạy vị Tỷ-kheo thành tựu Giới - Định - Tuệ như vậy, đã đoạn trừ tham sân si như vậy, sẽ chứng A La Hán như vậy. Thế nhưng nếu kẻ đời sau tin theo ác ma, từ bỏ lời nói ấy, từ bỏ tâm ấy, nghĩ rằng A La Hán còn bị mộng tinh, nếu họ không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
³
Bài kinh “Thất Niệm”, Tăng Chi 2, Chương 5, XXI. Phẩm Kimbila,
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
2. Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra, mộng tinh, di tinh. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
3. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
4. Ngủ một các ngon lành; thức dậy một cách ngon lành; không thấy ác mộng; chư Thiên phòng hộ; bất tịnh không chảy ra. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Này con cháu Bà-la-môn Đại Thiên, ai tin Phật Thích Ca cũng phải tin rằng Đại Thiên Mahadeva bị mộng tinh vì thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. “Thiên ma quấy rối” Đại Thiên chính là con ma dục, là các niệm dục ái đầy dẫy lúc còn tỉnh thức, khiến khi Đại Thiên nằm ngủ mới mơ tầm bậy tầm bạ nên xuất tinh.
Những ai còn bị ma dục quấy rối, ngủ còn mộng tinh nên mới tôn Đại Thiên làm tổ sư. Còn những ai đã xa lìa các dục, ngủ không còn mộng tinh mới đủ tự tin chính mình, mới thấy Đại Thiên còn phàm phu, dục nhiễm, không thể tin theo, chứ đừng nói gì làm tổ sư, bồ-tát.
³
Bài kinh “Nghiệp Chướng”, Tăng Chi 3, Chương 6, IX. Phẩm Mát Lạnh
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, dầu có nghe Diệu Pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
2. Ðoạn mạng sống của mẹ; đoạn mạng sống của cha; đoạn mạng sống của A-la-hán; với ác tâm làm Như Lai chảy máu; phá hòa hiệp Tăng; ác tuệ, si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe Diệu Pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, được nghe Diệu Pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?
4. Không đoạn mạng sống của mẹ; không đoạn mạng sống của cha; không đoạn mạng sống của A-la-hán; không với ác tâm làm Như Lai chảy máu; không phá hòa hợp Tăng; có trí tuệ, không si mê, câm ngọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe Diệu Pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Chiếu theo A Tỳ Đạt Ma Luận (?), Đại Thiên đã phạm những trọng tội:tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Dù Đại Thiên có xuất gia làm Tỳ-kheo và dầu có nghe được Diệu Pháp cũng không thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.
Nếu có chăng, Đại Thiên phải trả nợ sòng phẳng cho nhân quả trong đọa xứ địa ngục trước đã, kiếp sau mới có thể tiến hóa.
Rõ ràng chỉ có tà nhân, tin theo tà đạo mới chấp nhận và tôn vinh một kẻ tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo, ngủ còn mộng tinh làm tổ sư, thánh sư, bồ-tát của mình.
³
Bài kinh “Mẹ”, Tăng Chi 3, Chương 6, IX. Phẩm Mát Lạnh,
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
Thế nào là sáu?
2. Người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của mẹ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của cha; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của vị A-la-hán; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể đề cử một vị Ðạo Sư khác.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Một kẻ loạn luân tư thông với mẹ, lại tàn ác cùng cực giết mẹ, giết cha, giết cả người tu hành, không những không có đầy đủ tri kiến lại còn tận cùng vô đạo đức. Ai có tri kiến và đạo đức lại tôn vinh một kẻ như vậy, ngay cho dù y là kẻ thông manh, khôn lỏi?
³
Trích Kinh “Diệu Pháp Hỗn Loạn (3)”, Tăng Chi 2, Chương 5, XVI. Phẩm Diệu Pháp,
“… Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng bị chia rẽ. Khi chúng Tăng bị chia rẽ, này các Tỷ-kheo, có sự mắng nhiếc lẫn nhau, có sự đấu khẩu lẫn nhau, có sự thanh trừng lẫn nhau, có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín không tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín có thể đổi khác.
Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất…
…Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh luận, cùng một giáo lý, sống an ổn. Khi chúng Tăng hòa hợp, này các Tỷ-kheo, không có sự mắng nhiếc lẫn nhau, không có sự đấu khẩu lẫn nhau, không có sự thanh trừng lẫn nhau không có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín không có đổi khác.
Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến Diệu Pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất…”
{ Thừa tự Pháp trích lục:
“Cũng vậy, hỡi các Phật tử, Phật giáo bị chia rẽ. Khi Phật giáo bị chia rẽ, hỡi các Phật tử, có sự hơn thua lẫn nhau, có sự tranh giành lẫn nhau, có sự thanh trừng lẫn nhau, có sự bài xích lẫn nhau.
Ai không có tịnh tín không tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín có thể đổi khác. Ðây là thực tế khi Đức Phật đã nhập diệt, này các Phật tử, đưa đến Diệu Pháp hỗn loạn và biến mất.
…Lại nữa, này các Phật tử, Phật giáo hòa hợp, hoan hỷ, không tranh luận, cùng một giáo lý, sống an ổn. Khi Phật giáo hòa hợp, này các Phật tử, không có sự hơn thua lẫn nhau, không có sự tranh giành lẫn nhau, không có sự thanh trừng lẫn nhau, không có sự bài xích lẫn nhau.
Ai không có tịnh tín tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín không có đổi khác. Ðây là thực tế khi Đức Phật còn hiện tiền, này các Phật tử, đưa đến Diệu Pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất…”
Đạo Phật hòa hợp, cùng một giáo lý thống nhất và duy nhất đó là Chân Lý Về Con Đường Diệt Khổ, tức Tám Chánh Đạo, trong đó Chánh Tinh Tấn là Bốn Chánh Cần, Chánh Niệm là Bốn Niệm Xứ, Chánh Định là Bốn Thiền Bốn Thánh Định. Tám Chánh Đạo từ thời sáu Đức Phật quá khứ đã như thế, trong thời Đức Phật Thích Ca hiện tại cũng như vậy, và mãi mãi về sau cũng không sai khác, dành cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Bởi, Tám Chánh Đạo là Đạo Đế tức Chân Lý Về Con Đường Diệt Khổ. Chân lý chỉ có một và duy nhất một mà thôi.
³
Bài kinh “Ðấu Tranh”, Tăng Chi 2, Chương 5, XXII. Phẩm Mắng Nhiếc, trang 715-716
1. - Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra các cuộc đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại.
Thế nào là năm?
2. Không chứng điều chưa chứng được; thối thất điều đã chứng được; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là người gây ra cãi cọ, là người gây ra tranh luận, là người gây ra đấu tranh, là người gây ra đấu khẩu, là người gây ra kiện tụng trong Tăng chúng. Vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Ngay cả đối với các Tỳ-kheo đi theo Chánh Pháp của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, nếu gây cãi cọ, đấu tranh trong Tăng chúng còn bị năm điều nguy hại, huống hồ những ai tin theo ngụy pháp cải biến của các tổ sư gián điệp.
Các kinh văn phát triển đời sau đều giống nhau một điểm: kinh nào cũng thuộc kinh vua, pháp nào cũng tối thượng, cao siêu bậc nhất. Cho nên người thọ trì tin theo những ngụy kinh này đều ngấm ngầm tự cao tự tôn tự đại hơn thua với người khác, hoặc chỉ biết có hội chúng mình, thày tổ mình. Tất cả đã vô tình rơi vào kế ly gián của các tổ sư gián điệp ngoại học.
Những người này đã không thể chứng được Chánh Pháp của Phật, mà còn bị đọa xứ về lâu dài vì tà kiến, tin lầm tà nhân.
³
Trích kinh “Ðại Bát Niết Bàn” (Mahāparinibbāna sutta), số 16,Trường Bộ Kinh (Trong A Hàm bài kinh này đã bị đổi thành kinh “Du Hành” với rất nhiều khác biệt, và bị lược bỏ nhiều đoạn quan trọng, ví dụ như những đoạn in nghiêng có gạch dưới trong trích đoạn sau đây)
“… Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha:
- Này Bà-la-môn, một thời Ta sống ở Vesāli tại tự miếu Sārandada, Ta dạy cho dân Vajjī bảy pháp bất thối này. Này Bà-la-môn, khi nào bảy pháp bất thối được duy trì giữa dân Vajjī, khi nào dân Vajjī được giảng dạy bảy pháp bất thối này, thời Bà-la-môn, dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjī chỉ hội đủ một pháp bất thối này, thời dân Vajjī nhất định được cường thịnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ cả bảy pháp bất thối. Tôn giả Gotama, Ajātasattu Vedehiputta, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjī ở chiến trận trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián. Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận.
- Này Bà-la-môn, Người hãy làm những gì Người nghĩ là hợp thời.
Bà-la-môn Vassakāra, vị đại thần nước Magadha hoan hỷ, tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.
6. Khi Bà-la-môn Vassakāra đi chưa bao lâu, Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda:
- Này Ānanda, hãy đi và tập họp tại giảng đường tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Rājagaha (Vương Xá).
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ānanda vâng theo lời dạy Thế Tôn, đi tập họp tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Vương Xá rồi đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, đứng một bên và bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Tăng đã tu họp. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời.
Rồi Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến giảng đường, ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn và nói với các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Những vị Tỷ-kheo ấy trả lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
- Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo thượng tọa những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Này con cháu Bà-la-môn phát triển, “kế ngoại giao ly gián” là gì? Vì sao trong thời Đức Phật còn hiện tiền, Đạo Phật thống nhất trong cùng một Chân lý bất di bất dịch, thế nhưng sau này các tổ sư gốc Bà-la-môn du nhập kinh-luật-luận mới, Phật giáo lại bị chia thành tám muôn ngàn chúng với tám vạn pháp tu khác nhau?
Luật Bồ-tát giới phổ biến sau này có phải là luật mới không? Luật gốc Pātimokkha có bị xem thường, thậm chí hủy bỏ ở một số hội chúng không? Nhìn vào thực tế, giới hạnh Tăng chúng có bị suy giảm không? Các tu sĩ ngày nay thích sống chỗ nhàn tịnh hay chỗ đông vui đô hội? Có thích tu thiền hay múa hát, xem văn nghệ?
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn gốc, còn nhiều Pháp giúp Tăng chúng không thối chuyển khác. Các tu sĩ có biết các pháp này không?
³
Trích kinh Yamaka (Tạp 5, Ðại 2,30c) (S.iii,109)  (Ngài Sariputta nói với Yamaka)
… 38-39) Lành thay, lành thay, Hiền giả Yamaka! Hiền giả Yamaka, ta sẽ cho Hiền giả một ví dụ để ý nghĩa này được hiểu rõ thêm nữa.
Ví như, này Hiền giả Yamaka, một người gia chủ hay con của người gia chủ, là nhà hào phú, tiền nhiều, của nhiều, lại được bảo vệ. Rồi có người đến, muốn điều bất lợi, muốn điều bất hạnh, muốn điều bất an, muốn đoạt mạng sống người kia.
Người ấy suy nghĩ: "Người gia chủ hay con của người gia chủ này là nhà hào phú, tiền nhiều, của nhiều, lại được bảo vệ. Thật không dễ gì đoạt mạng sống nó bằng sức mạnh. Vậy ta hãy tìm cách xâm nhập rồi sẽ đoạt mạng sống". Người ấy đi đến người gia chủ hay con của người gia chủ kia, và nói như sau: "Thưa Tôn giả, tôi xin được hầu hạ Tôn giả".
Người gia chủ hay con của người gia chủ kia chấp nhận cho người ấy hầu hạ. Người ấy hầu hạ, dậy trước ngủ sau, sự việc nhanh nhẹn, cử chỉ đẹp lòng, lời nói khả ái. Người gia chủ hay con của người gia chủ kia tin tưởng người ấy, xem người ấy như thân hữu, tin tưởng người ấy, xem như tâm hữu, và đặt lòng tín cẩn vào người ấy.
Này Hiền giả, khi người ấy đã tin tưởng rằng: "Người gia chủ hay con của người gia chủ này đã tín cẩn ta", khi bắt gặp người con của gia chủ ở một chỗ thanh vắng, liền lấy con dao sắc bén, đoạt mạng sống người con của gia chủ.
40) Hiền giả Yamaka, Hiền giả nghĩ thế nào? Khi người ấy đến với người gia chủ hay con của người gia chủ kia và nói: "Thưa Tôn giả, tôi muốn hầu hạ Tôn giả"; khi ấy người ấy có phải là kẻ giết người không? Và dầu cho người ấy là kẻ giết người, người gia chủ hay con của người gia chủ cũng không nghĩ rằng: "Ta có một kẻ giết người".
41) Khi người ấy hầu hạ, dậy trước ngủ sau, sự việc nhanh nhẹn, cử chỉ đẹp lòng, lời nói khả ái, khi ấy dầu cho người ấy là kẻ giết người, người gia chủ hay con của người gia chủ cũng không nghĩ rằng: "Ta có một kẻ giết người".
-- Thưa vâng, này Hiền giả.
{ Thừa tự Pháp trích lục:
Cũng vậy, này các kẻ cả tin, các gián điệp ngoại học muốn các người tin ngay, họ cũng giả dạng quy y, cạo đầu đắp y. Khi các người đã tin tưởng, họ bèn giới thiệu các kinh-luật-luận ngụy tạo. Tất nhiên các tam tạng giả tạo ấy không một chiều chống phá Đạo Phật một cách lộ liễu. Trái lại chúng cũng phải làm sao để các người tin rằng nó là lời của Bụt, pháp của Bụt. Ví dụ nó cũng biết “Như vầy tôi nghe”, phần đầu cũng cúc cung ca ngợi Bụt hết lời… nhưng sau đó mới tới phần hý luận ngụy biện phản lại Kinh - Luật gốc, chê bai xem thường Thánh Tăng A La Hán v.v… và v.v…
Thế nhưng các người vẫn không nghĩ rằng chúng ta đang thờ lạy, đangtin theo những kẻ gián điệp giết người bằng tà pháp ngụy trá. Khốn thay người gia chủ hay con người gia chủ trong bài kinh trên dù có chết bởi tên sát nhân cũng không vì thế đọa vào địa ngục. Còn những ai tin theo tà pháp, tà kiến của các tổ sư gián điệp còn phải chịu cảnh đọa xứ cõi dữ về lâu dài.
Đây mới thực là thảm kịch!
³
Trích Tạng Luật, Tiểu Phẩm, Chương VII “Chia Rẽ Hội Chúng”
Ngài Upāli hỏi Đức Thế Tôn về những vấn đề về bất đồng và chia rẽ trong hội chúng. Đức Thế Tôn trả lời:
“[404... - Này Upāli, Tỳ-khưu-ni không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Cô ni tu tập sự (sikkhamānā) không chia rẽ hội chúng, …(như trên)… Vị sa di không chia rẽ hội chúng, vị sa di ni không chia rẽ hội chúng, nam cư sĩ không chia rẽ hội chúng, nữ cư sĩ không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ. Này Upāli, vị Tỳ-khưu bình thường (pakatatto) là người cùng cộng trú chung một ranh giới (sīmā) chia rẽ hội chúng”.
[405] Bạch Ngài, có điều nói rằng: “Sự chia rẽ hội chúng, sự chia rẽ hội chúng.” Bạch Ngài, cho đến như thế nào thì hội chúng bị chia rẽ?
- Ở đây, này Upāli, các Tỳ-khưu
1. tuyên bố phi Pháp là “Pháp”;
2. tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp”;
3. tuyên bố phi Luật là: “Luật”;
4. tuyên bố Luật là: “Phi Luật”;
5. tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai”;
6. tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai”;
7. tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai”;
8. tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai”;
9. tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai”;
10. tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai”;
11. tuyên bố vô tội là: “Phạm tội”;
12. tuyên bố phạm tội là: “Vô tội”;
13. tuyên bố tội nặng là: “Tội nhẹ”;
14. tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nặng”;
15. tuyên bố tội còn dư sót là: “Tội không còn dư sót”;
16. tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội còn dư sót”;
17. tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa”;
18. tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.”
Do mười tám sự việc này, các vị ấy tách ra và tách rời hẳn, chúng thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, chúng thực hiện lễ Pavāraṇa riêng rẽ, chúng thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ. Này Upāli, cho đến như vậy thì hội chúng bị chia rẽ.
[406] - Bạch Ngài, có điều nói rằng: “Sự hợp nhất hội chúng, sự hợp nhất hội chúng.” Bạch Ngài, cho đến như thế nào thì hội chúng có sự hợp nhất?
- Ở đây, này Upāli, các Tỳ-khưu
1. tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp”;
2. tuyên bố Pháp là: “Pháp”;
3. tuyên bố phi Luật là: “Phi Luật”;
4. tuyên bố Luật là: “Luật”;
5. tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai”;
6. tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai”;
7. tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều không được thực hành bởi đức Như Lai”;
8. tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai”;
9. tuyên bố điều đã không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai”;
10. tuyên bố điều đã được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai”;
11. tuyên bố vô tội là: “Vô tội”;
12. tuyên bố phạm tội là: “Phạm tội”;
13. tuyên bố tội nặng là: “Tội nặng”;
14. tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nhẹ”;
15. tuyên bố tội còn dư sốt là: “Tội còn dư sót”;
16. tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội không còn dư sót”;
17. tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa”;
18. tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa.”
Với mười tám sự việc này, các vị ấy không tách ra và không tách rời hẳn, không thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, không thực hiện lễ Pavāraṇa riêng rẽ, không thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ. Này Upāli, cho đến như vậy thì hội chúng có sự hợp nhất.
[407] Bạch Ngài, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ ấy gây nên điều gì?
- Này Upāli, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất, kẻ ấy gây nên tội lỗi tồn tại trọn kiếp và sẽ bị nung nấu trong địa ngục trọn kiếp.
[408] Kẻ chia rẽ hội chúng
phải chịu sự bất hạnh,
vào địa ngục trọn kiếp.
Vui thích với phe nhóm,
lại sống không theo Pháp,
kẻ ấy bị xa rời
sự an tịnh của thiền.
Sau khi đã chia rẽ
hội chúng đang hợp nhất
kẻ ấy bị nung nấu
trong địa ngục trọn kiếp.
[409] - Bạch Ngài, sau khi làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ, vị ấy tạo được điều gì?
- Này Upāli, sau khi làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ, vị ấy tạo được phước báu của Phạm Thiên và sẽ được vui hưởng ở cõi Trời trọn kiếp.
[410] Thật là an lạc thay
sự hợp nhất hội chúng
và tán đồng cùng với
những ai sống hợp nhất.
Hoan hỷ trong hợp nhất,
và sống đúng theo Pháp,
vị ấy trú vào được
sự an tịnh của thiền.
Sau khi đã tiến hành
hợp nhất lại hội chúng,
vị ấy được vui hưởng
ở cõi Trời trọn kiếp.”
{ Thừa tự Luật trích lục:
Chú ý, trong trích đoạn Luật trên, Tỳ-khưu-ni, cô Ni tu tập sự (sikkhamānā), vị sa-di, vị sa-di-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ không chia rẽ hội chúng và cũng không nỗ lực để đưa đến sự chia rẽ; mà chính vị Tỳ-khưu bình thường (pakatatto) là người cùng cộng trú chung một ranh giới (sīmā) chia rẽ hội chúng”.
Vị Tỳ-khưu “Pakatatto” bình thường là ai lại chia rẽ hội chúng? Vị này là loại sư tử trùng làm hoại thịt sư tử, y chính là loại tổ sư gián điệp ngoại học giả dạng làm Tỳ-khưu để phá hoại Phật giáo từ bên trong nhằm thực hiện dã tâm “nội công ngoại kích”.
Chính những hạng Tỳ-khưu giả danh này:
- Khi họ tuyên bố đây là “đại pháp” thực ra đây lại là dại pháp, tàpháp, liệt pháp.
Khi họ tuyên bố đây là “tiểu pháp nguyên thủy” thực ra đó mới thực là Diệu Pháp, Chánh Pháp.
Khi họ tuyên bố đây là “đại luật Bồ-tát” thực ra đó là giả luật. Khi họ tuyên bố đây là “tiểu luật Pātimokkha” thực ra đó mới là chính Luật.
Khi họ tuyên bố “đây là kinh đại giáo phát triển đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai” thực ra đó là ngụy kinh, tà kinh khôngđược nói bởi đức Như Lai.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “kinh nguyên thuỷ sơ khai thấp kém” thực ra đó mới chính là kinh đã được xiển dương, được ca ngợi bởi đức Như Lai. Trong đó có nhiều bài kinh thâm sâu, ý nghĩa siêu thế, phải có giới hạnh thanh tịnh mới hiểu được. Những kẻ đời sau không giữ đúng giới của Phật, lại nghe theo ác ma nên mới xem thường Chánh Kinh Thánh Pháp.
Khi họ tuyên bố “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai” thực ra đó không phải là điều đã được thực hành bởi đức Như Lai. Ví dụ Như Lai không niệm chú, không thực hành bố thí thân mạng, bố thí vợ con cho ác thú; nhưng họ lại nói Như Lai có niệm chú, có bố thí thân mạng, bố thí vợ con cho ác thú.
Khi họ tuyên bố “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai” thực ra đó là điều được thực hành bởi đức Như Lai. Ví dụ họ nói Như Lai không thực hành Bốn Thiền vì nó là phàm phu thiền, tiểu thừa thiền, ngoại đạo thiền; nhưng đây mới chính là Chánh Thiền Chánh Định giúp Như Lai giác ngộ giải thoát và nhập Niết Bàn.
Khi họ tuyên bố “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai” thực ra đó là điều không được quy định bởi đức Như Lai. Ví dụ họ nói luật cấm đọc kinh Nguyên Thuỷ là do Như Lai quy định, nhưng có khi nào một người thuyết pháp suốt bốn mươi lăm năm để rồi sau đó cấm các đệ tử tìm hiểu??? Chỉ có điên mới tin chuyện này.
Khi họ tuyên bố “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai” thực ra đó mới là điều được quy định bởi đức Như Lai. Ví dụ họ nói Như Lai không quy định ăn mặn, không quy định ăn ngày một bữa, mà chỉ xiển dương ăn chay ngày nhiều bữa. Nhưng chính thực chánh Kinh chánh Luật có nói rõ luật ăn ‘tam tịnh nhục’, một ngày một bữa, và bài bác cách ăn chay giới đạo đức giả của các Bà-la-môn.
Khi họ tuyên bố “vô tội” thực ra là “phạm tội”. Ví dụ họ dạy sám hối theo kiểu ‘Tội do tâm khởi, do tâm diệt. Tâm đã tịnh rồi, tội liền tiêu. Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều không. Đó mới thực là chân sám hối’. ‘Vô tội” kiểu này những kẻ vô lương tâm thừa biết chân sám hối.
Khi họ tuyên bố “phạm tội” có khi lại là “vô tội”. Ví dụ họ tuyên bố ‘đọc kinh Nguyên Thuỷ Tiểu Thừa phạm khinh cấu, nhưng thực ra đọc chánh kinh của Phật không những không có tội mà còn có đại phước đại hạnh đại lành.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “tội nặng” có khi lại là “tội nhẹ”. Ví dụ họ nói bài xích kinh phát triển do các luận sư Bà-la-môn giới thiệu là tội nặng, nhưng đây chỉ là ‘tội nhẹ’ vì chỉ bài xích chứ không đốt bỏ. Vì trước khi bài xích phải nói rõ các luận sư gốc Bà-la-môn là gián điệp, ngụy kinh do họ giới thiệu phá hoại Phật Pháp, sau đó phải đốt bỏ chúng thì không những không còn ‘tội nhẹ’ mà được vô tội, được đại phước, đại công đức hy hữu.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “tội nhẹ” coi chừng lại là “tội nặng”. Ví dụ khi họ nói ‘chỉ cần sao chép một bài chỉnh cú bốn câu trong kinh của họ cũng mau chóng diệt được năm tội vô gián’. Vì họ coi năm tội vô gián nhẹ như vậy nên mới xóa dễ dàng như rứa. Thực ra năm tội vô gián: giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, làm Phật chảy máu, phá hoà hợp Tăng là năm tội cực trọng, cực nặng.
Khi họ tuyên bố tuyên bố “tội còn dư sót” có khi là “Tội không còn dư sót”. Ví dụ họ tuyên bố các vị A La Hán của Tiểu Thừa vẫn còn bị mộng tinh (xem như tội dư sót) Nhưng các vị Thánh A La Hán đã xa lìa đoạn dục, không còn tưởng dục thì làm gì có chuyện mộng tinh. Đây là điều Đức Phật đã ấn chứng. Do vậy, với các vị A La Hán không có gì gọi là ‘tội dư sót’ theo kiểu các con cháu Đại Thiên nghĩ bậy.
Khi họ tuyên bố “tội không còn dư sót” có khi là “Tội còn dư sót”. Ví dụ họ nói nhờ niệm tên Bụt sẽ được về vãng sanh, tội không còn dư sót, nhưng như vậy là trái với luật nhân quả, không công bằng, phi công lý.
Khi họ tuyên bố “tội xấu xa” có khi là “tội không xấu xa”. Ví dụ khi họ tuyên bố ‘xiển dương phổ biến kinh điển Nhị Thừa là tội xấu xa’ nhưng kỳ thực việc này không hề có tội gì cả, trái lại là phước báu Pháp thí vô lượng.
Khi họ tuyên bố tội “không xấu xa” có khi là “tội xấu xa.” Ví dụ họ tuyên bố ‘Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu pháp Liên hoa tụng mấy hàng là giải tội’. Với họ ‘tội hơn núi cả’ không có gì xấu xa nên mới hết tội dễ dàng như vậy. Rõ ràng Diệu pháp Liên hoa vẽ đường cho kẻ ác tha hồ gây tội vì không còn sợ gì nữa.
Đây là những kiểu ‘đổi trắng thay đen’, ‘biến chánh thành tà’, và ‘Giết người không gươm giáo’! Những kiểu phá hoại Phật Pháp, phá hoà hợp Tăng, tạo tội tày đình như thế tất phải bị đọa địa ngục là lẽ tất nhiên.
_____________
Ghi chú: Các trích lục Kinh theo bản dịch của HT Thích Minh Châu, trích lục Luật theo bản dịch của TK Indacanda Nguyệt Thiên