Thần Khoa Học

Thần Khoa Học

CỐ TÂM LÀM TAY SAI TRỘM CƯỚP --> TỘI NHẸ


Đó là điều Bồ-tát giới còn ghi rành rành. Nguyên văn giới khinh thứ 33

"- GIỚI TÀ NGHIỆP GIÁC QUÁN 58

Nếu Phật tử, không vì ác tâm đi xem tất cả nam nữ v.v... đánh nhau, hay binh trận binh tướng hoặc cướp v.v... đấu chiến nhau. Cũng chẳng được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc, đá cầu, đá bóng v.v... Cho đến bói xủ. Chẳng được làm TAY SAI CHO KẺ TRỘM CƯỚP. Nếu CỐ LÀM các điều trên, Phật tử nầy phạm “KHINH CẤU TỘI”.”

Chú thích 58 (tr.35): “Phật tử lấy từ bi làm chủ, lấy hòa thuận làm tông, đâu nên an lòng nhìn xem người đánh nhau, chiến nhau, dầu là võ sĩ đấu võ, cho đến đá gà, đá cá, đá dế, v.v… cũng không được xem (nên chú ý hai chữ “Ác tâm”). Đây là điều cấm tà giác tà quán. Trong văn cấm năm điều: (1) xem đấu chiến, (2) mua vui, (3) chơi bời, (4) bói quẻ, (5) làm sứ mạng cho giặc cướp. Năm điều này là những duyên chướng đạo giải thoát, làm tăng thêm phóng vật loạn tâm. Trong Địa Trì Giới Bổn có nói: “Nếu Bồ Tát lười biếng trễ nải, thích ngủ nghỉ, nếu là không phải giờ, hay thái quá thời phạm tội nhiễm ô (Khinh cấu). Trừ khi có nhơn duyên, như bịnh, yếu, quá mệt nhọc, v.v….

PHÂN TÍCH PHẢN BIỆN

Rõ ràng Bồ-tát giới đã phán: nếu Bồ-tát con có cố làm tay sai cho trộm cướp thì chỉ bị tội nhẹ mà thôi. Chỉ cần suy nghĩ kỹ điều này thôi cũng đủ thấy Bồ-tát giới là tà giới của ác ma hại Đạo Phật.

Người cư sĩ Nhị Thừa sau năm giới căn bản, nếu tinh tấn thêm nữa phải giữ Bát Quan Trai giới, trong đó có giới thứ bảy: ‘tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang’.

Đương thời Phật, có một VŨ KỊCH SƯ tên là TALLAPUTA đi đến hỏi Đức Thế Tôn về sanh thú của mình. Đức Phật ba lần từ chối, sau đó Ngài đã dạy Tallaputa rằng vũ kịch, ca nhạc dễ làm tăng trưởng THAM - SÂN - SI nơi người khác nên phải đoạ ĐỊA NGỤC. Phật dạy Tallaputa:

“Người ấy tự mình đắm say, phóng dật, làm người khác đắm say và phóng dật, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong ĐỊA NGỤC HÝ TIẾU (Pahāso).

Nếu người ấy có (tà) kiến như sau: "Người vũ kịch nào, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười". Như vậy là tà kiến. Ai rơi vào TÀ KIẾN, này Thôn trưởng, Ta nói rằng người ấy chỉ có một trong hai sanh thú: một là ĐỊA NGỤC, hai là SÚC SANH.” (Trích kinh “Puta” (S.iv,306)

Bên cạnh đó trong các bài Kinh và Luật khác, tuỳ hoàn cảnh Đức Thế Tôn cũng phân tích rõ những TÁC HẠI của ca múa, đóng kịch. Chính vì thế hạn chế ‘tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang’ được xem là một GIỚI ĐIỀU QUAN TRỌNG trong Bát Quan Trai Giới. Các con Phật ý thức được sự nguy hiểm này phải cố gắng giữ gìn giới hạnh.

Vì xem là tội khinh cho nên các chùa, Tăng Ni, Bồ-tát cứ thản nhiên ca hát, múa nhảy, chơi cờ, đàn địch đủ trò đủ kiểu.

Lại nói đến chuyện làm ‘tay sai cho kẻ trộm cướp’, và ‘Nếu cố làm các điều trên, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”. Vì chuyện làm ‘tay sai cho kẻ trộm cướp’ tội nhẹ cho nên phải theo giới trọng thứ sáu ‘cấm rao lỗi của nhau’. Trước sau Bồ-tát giới dẫn đường cho ma phá đạo.

Đấy là lý do vì sao Bồ-tát giới tuy cấm ca hát, làm tay sai trộm cướp, nhưng khép vào tội khinh. Người trí gọi điều này là sự ngăn cấm nhưng lại tạo kẽ hở cho sự phá giới cấm. Bồ-tát giới thâm hiểm là vì vậy.

TẬP SAN LUẬT HỌC