Hỏi: Giữa Từ Bi theo Nguyên Thủy NIKAYA và Từ Bi theo Đại Thừa cải biến có gì khác nhau?
! Luận Sư LONG XÀ TỬ trả lời: Đứng về phương diện chữ nghĩa mà nói cho đủ, Từ Bi theo Xe Lớn có nghĩa là: "Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ”, vắn tắt hơn là "Từ năng dữ lạc, Bi năng bạt khổ". Thật đơn giản và dễ hiểu! Từ là ban vui. Bi là lấy đi nỗi buồn khổ.
Có người lại cho rằng Từ là từ thiện. Làm từ thiện cũng là đem vui cho người. Sự sai khác là chuyện nhỏ, không sao cả, vì “Phật pháp bất ly thế gian giác”: Pháp Phật bao trùm khắp nơi, trong từng sát na, nơi mọi sự vật hiện tượng.
Cho nên rằng thì là chẳng cần gì phải đến chùa mới biết thế nào là Từ Bi. Ai không tin hãy vào rạp xiếc xem các con khỉ, con thú làm trò tất thấy rõ. Chúng cũng biết ban vui, lấy đi nỗi buồn cho con người hết “sô” (show) này đến “sô” khác đấy thôi. Người ta còn biết lấy tiền chúng kiếm được để làm từ thiện. Rõ ràng chúng còn đại từ, đại bi hơn nhiều kẻ chỉ biết thơn thớt ngoài miệng nhưng bụng dạ chứa toàn dao găm.
Tuy nói là như vậy nhưng Từ Bi phải có trí tuệ đi kèm. Không có trí tuệ mà chỉ có Từ Bi suông, ban vui cứu khổ cho cả bọn ác nhân, lừa đảo, gian xảo; thì vui đâu không thấy lại chỉ thấy đau khổ, phiền hà thêm.
Vì thế, trong truyền thống Đại giáo thừa, Bồ tát Quan Thế Âm, thiên về nữ tánh, tượng trưng cho lòng Từ Bi cũng phải có Bồ tát Đại Thế Chí, thiên về nam tánh, tượng trưng cho trí tuệ đi kèm. Giống như âm phải có dương, dương phải cóâm, đực phải có cái, cái phải có đực vậy mà. Thật là đầy đủ và trọn vẹn. Còn mấy phái dựa theo đây biến thái bậy bạ, đó là chuyện của họ, miễn bàn.
{
] TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG trả lời: Theo tinh thần kinh điển gốc Nikāya: Từ là lòng thương, tình thương. Bi là thấu rõ nỗi đau khổ.
Trong Nikāya, Đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta phải tu tập “Từ tâm biến mãn, Bi tâm biến mãn”. “Biến mãn” là không còn ranh giới giữa ta và người. Điều này có nghĩa tu tập Từ tâm biến mãn có nghĩa là thương mình như thế nào thì cũng tập thương người như vậy; nhưng thương người thì cũng phải biết thương lấy bản thân mình. Có biết thương mình nên mới không gây thêm đau khổ cho mình, biết thương người nên mới không gây đau khổ cho người khác.
Tu tập lòng Bi mẫn biến mãn có nghĩa phải thấu rõ nỗi khổ của mình và đồng thời cũng phải thấu cảm nỗi khổ của người khác. Tất cả mọi loài, mình và các chúng sanh đều cùng phải đa mang bốn khổ chướng của sanh-già-bệnh-chết. Có thấu rõ nỗi khổ của mình, mới nỗ lực hướng đến làm lợi ích cho mình. Có thấu rõ nỗi khổ của người, mới nỗ lực hướng đến làm lợi ích cho người, cho cả hai.
Một người biết Từ Bi với mình và Từ Bi với người thì không thể sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu để làm khổ mình, khổ người, hại mình, hại người. Giữ nghiêm năm giới cũng là biết làm lợi ích cho mình, cho người. Cho nên nói Từ Bi là nói giới hạnh. Nói giới hạnh là nói Từ Bi. Do vậy, trong Tăng Chi có một bài kinh tựa đề là "Từ Bi" nhưng nội dung chỉ nói đến giới luật là vì vậy.
Muốn thực hiện đầy đủ tinh thần Từ Bi biến mãn theo kinh điển Nikāya phải cótrí tuệ mới làm được. Không có trí tuệ không thể thực hiện được trọn vẹn hai nhiệm vụ: vừa không gây hại cho mình, cho người; vừa biết làm lợi ích cho mình, cho người, cho cả hai.
Cho nên nói đến Từ Bi của Đạo Phật là có sẵn trí tuệ trong đó rồi. Nói đến trí tuệ của Đạo Phật cũng có nghĩa hàm chứa cả Từ Bi. Từ Bi là trí tuệ, trí tuệ là Từ Bi. Các tổ sư cải biến gốc Bà-la-môn không hiểu rõ Từ Bi của Đức Phật nên mới phải “vẽ” thêm trí tuệ bên cạnh.
Chuyện này giống như việc một người mù bẩm sinh, cứ tự vẽ thêm mai trên lưng con rùa rồi hý hửng khoe khoang ầm ĩ rằng mình giỏi, mình hay, mình trí tuệ.
Để phân biệt rõ hơn sự khác biệt giữa ái kiết sử và lòng Từ Bi biến mãn, có thể nêu lên hình ảnh sau: có hai phụ nữ cùng đưa một đứa trẻ bị nguy cấp vào phòng cấp cứu, trong khi người phụ nữ thứ nhất với sự ái luyến của người mẹ nên bà bị khủng hoảng, run sợ, khóc la đến độ ngất xỉu.
Ngược lại, người phụ nữ thứ hai là một y tá nhân hậu, cô cũng có tấm lòng yêu thương những người bệnh nhân nhỏ tuổi như con mình với tình thương của một vị “lương y như từ mẫu” nên cô vẫn giữ được bình tĩnh và tỉnh táo, biết cần phải làm những gì và làm như thế nào để cứu cho cháu bé.
Như vậy một bên tình cảm luyến ái bị chi phối bởi chấp thủ nên mang tính vị kỷ, đưa đến hậu quả khổ đau, hoảng hốt, có hại; ngược lại lòng từ ái xuất phát từ trí tuệ mang tính hỷ xả, độ lượng, bao dung, quảng đại nên đem lại sự bình tâm và lợi ích.
Nếu bà mẹ cũng yêu thương con mình với tình thương của người “lương y như từ mẫu”, và cô y tá cũng yêu quý con mình như cô đã yêu thương và chăm sóc cho các bệnh nhân nhi khác, chắc chắn cả hai người phụ nữ đã tránh được nhiềukhổ đau do ái luyến mang lại.
Muốn được như vậy, cả hai người mẹ phải luôn ghi nhớ tác ý nhắc nhở trái tim của mình: “Ái luyến là nguyên nhân gây ra đau khổ. Từ Bi đem lại hạnh phúc an vui”.
TẬP SAN PHẬT HỌC CHÁNH TÔNG