Thần Khoa Học

Thần Khoa Học

BỤT A HÀM CŨNG TẦM THƯỜNG VÔ LÝ


Thật vậy, ai không tin hãy đọc kỹ hai bài kinh tương đương dưới đây trong PALI và A HÀM sẽ rõ

SO SÁNH 
Chánh Kinh "Vekhanassa" (số 80, Trung Bộ Pali) và & 
Tà kinh "Bệ-Ma-Na-Tu" (số 209, Trung A Hàm)
-----------------

Chánh kinh Pāli: “Khi được nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa, phẫn nộ và bất mãn, mắng nhiếc cả Thế Tôn, miệt thị cả Thế Tôn và nói: -- Sa-môn Gotama sẽ bị đọa lạc.
Và du sĩ Vekhanassa thưa Thế Tôn: -- Nhưng như vậy, ở đây, có một số Sa-môn, Bà-la-môn không biết về quá khứ, không thấy về tương lai, nhưng các vị ấy tự cho: "Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, từ nay không trở lại đời sống này nữa". Lời nói như vậy của họ tự chứng tỏ là đáng cười, tự chứng tỏ là nói suông, tự chứng tỏ là trống không, tự chứng tỏ là hư vọng.
-- Này Kaccana, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết về quá khứ, không thấy được tương lai, nhưng tự cho là ta biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa", lời phủ nhận chỉ trích như vậy về họ là hợp pháp.
Nhưng này Kaccana, hãy bỏ qua quá khứ, hãy bỏ qua tương lai. Hãy đến, người có trí không gian trá, không xảo quyệt, chơn trực và nói như sau: "Ta giảng dạy, ta thuyết pháp". Nếu thực hành theo điều đã dạy, thời không bao lâu người ấy tự biết mình, tự thấy mình: "Như vậy thật sự là đã giải thoát khỏi sự ràng buộc chính, tức là sự ràng buộc của vô minh".
Ví như, này Kaccana, một đứa trẻ, bé nhỏ, yếu ớt, nằm ngửa, bị trói buộc nơi cổ với năm trói buộc, rất có thể làm bằng dây. Sau khi nó lớn lên, sau khi các căn nó thuần thục, nó được giải thoát khỏi các trói buộc ấy, khi không còn trói buộc nữa, nó biết: "Ta được giải thoát".
Cũng vậy, này Kaccana, hãy đến người có trí không gian trá, không xảo quyệt, chơn trực và nói như sau: "Ta giảng dạy, ta thuyết pháp". Nếu thực hành theo điều đã dạy, thời không bao lâu người ấy tự biết mình, tự thấy mình: "Như vậy thật sự là đã giải thoát khỏi sự ràng buộc chánh, tức là sự ràng buộc của vô minh".”
Tà kinh A Hàm: “Thế Tôn biết rồi bảo rằng: “Này Ca-chiên, nếu có Sa-môn, Phạm chí này không biết biên tế đời trước, không biết biên tế đời sau, không biết sanh tử vô cùng mà tự cho là chứng đắc Cứu cánh trí, biết như thật ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’; thì người đó phải nói như vầy, ‘Hãy gác qua biên tế đời trước, hãy gác qua biên tế đời sau’.
Nhưng này Ca-chiên, Ta cũng nói như vầy, ‘Hãy gác qua biên tế đời trước, hãy gác qua biên tế đời sau’. Giả sử không nhớ một đời. Khi đệ tử Tỳ-kheo của Ta đến, không nịnh hót, không lừa gạt, mà thẳng thắn thì Ta giáo hóa họ. Nếu cứ theo sự giáo hóa của Ta mà thực hành đúng như vậy thì nhất định biết được Chánh pháp.
“Này Ca-chiên, cũng như một đứa trẻ nhỏ thân còn yếu, nằm ngửa. Cha mẹ nó buộc tay chân nó lại. Đứa bé đó sau lớn lên, các căn thành tựu, cha mẹ lại cởi trói tay chân cho nó ra. Nó chỉ nhớ khi được cởi trói, chớ không nhớ khi bị trói.”
Phân tích phản biện: Theo Chánh kinh Pāli, du sĩ Vekhanassa chê bai các Sa-môn, Bà-la-môn không biết về quá khứ - tương lai nhưng lại cho rằng mình đã chứng tri. Mặc dù trước đó Vekhanassa xúc phạm Phật, nhưng Ngài vẫn ôn tồn chỉ dạy cho ông ta.
Ngài dạy Vekhanassa hãy gác qua chuyện quá khứ - tương lai, hãy tìm đến người trí nào chỉ dạy mà khi thực hành theo đó mình tự biết mình, tự biết mình giải thoát đến đâu trước sự trói buộc bởi năm dục trưởng dưỡng. Giống như hình ảnh đứa trẻ yếu ớt bị cột trói bởi năm sợi dây, sau này “đứa bé” biết tự cởi trói và tự mình thấy mình được giải thoát.
Ngược lại, trong A Hàm câu nói của Bụt có nghĩa là: những Sa-môn, Phạm chí không hiểu biết nói như thế nào thì Bụt A Hàm cũng nói như vậy (?) Rõ ràng là Bụt A Hàm cũng giống như các Sa-môn, Phạm chí không hiểu biết gì cả!!!
Bụt A Hàm không biết thật, cho nên ngài mới dùng ví dụ cha mẹ cột tay chân đứa bé còn yếu, nằm ngửa (?). Ví dụ này vừa rất vô lý lại thật thô thiển. Sau đó Bụt A Hàm còn “khiến” cha mẹ cởi trói cho đứa bé khi nó lớn lên (?) điều này có nghĩa ngài đã xoá nhoà ý nghĩa tự chứng tự tri của Phật giáo. Bụt A Hàm là ai lại ngớ ngẩn và hồ đồ quá thể?
Lại nữa, vị Tỳ-kheo đệ tử tìm đến nghe Phật dạy rồi sau đó “được Chánh pháp”, giống như đứa bé lúc đầu bị (Bụt cha) trói nhưng không biết không nhớ gì cả, sau đó mới nhớ ra mình được (Bụt cha) cởi trói cứu rỗi! Vô lý!!!
Xin nói thêm, trong Chánh Kinh NIKAYA PALI, Đức Phật Thích Ca không bao giời tầm thường và có những ví dụ phi lý, hồ đồ như thế.
Trí tuệ của những vị thọ trì và giảng dạy A Hàm đi đâu cả rồi lại tin và in các tà kinh như thế này?
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU HỌC PHẬT