Trong giờ thảo luận, tăng sinh Tín Đại lên tiếng hùng hồn:
_ Nghe đây, các vị phải biết có ba cấp độ bố thí. Bố thí bậc hạ là bố thí tài vật, thức ăn. Bố thí bậc trung là bố thí thân thể, tay, chân, mắt, mũi. Bố thí bậc cao là bố thí sanh mạng…
Ngay tức khắc, các học tăng khác nhao nhao góp ý kiến tới tấp.
_ Thưa bạn, kinh gốc nào dạy như vậy? Đức Phật nói điều ấy ở đâu? Hãy suy xét cho kỹ. Chớ vội tin.
_ Đề nghị bạn hãy chứng minh cụ thể? Phải chăng đấy chỉ là luận giải của mấy ông luận sư Bà-la-môn đưa vào để xúi dại con Phật?
Tín Đại vẫn chống chế:
_ Trong Hạnh tạng thuộc Tiểu bộ kinh, Bồ-tát bố thí cả hai mắt!
_ Bạn cần phải lưu ý, Tiểu bộ kinh được kết tập về sau. Mức độ tin cậy không bằng các tạng kinh được kết tập lần đầu như Trung Bộ, Trường Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng. Tôi dám cam đoan với bạn rằng dù bạn có tìm cả cuộc đời cũng không thấy trong các tạng kinh kết tập lần đầu có đoạn nào dạy bố thí như điều bạn vừa nêu.
_ Không những thế, Đức Phật còn dạy rõ trong Tăng Chi 1, trang 73:“Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết... Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết” . Thử hỏi tinh tấn bố thí như trong các kinh luận ngụy tạo có đau khổ không? có vụng thuyết không?
_ Trong chánh kinh Tăng Chi chương 2 còn ghi rõ: chỉ có hai loại bố thí là tài thí và Pháp thí thôi. Người nào tin vào luận giải có giỏi cứ thực hành nêu gương bố thí bậc trung và bậc cao xem thử?
_ Đừng nói gì tới hổ đói, sói đói; những người bệnh cần tim, gan, ngũ tạng của người khác nhiều lắm, tha hồ bố thí. Nói cương, dám làm theo mới hay!
_ Người trong gia đình hiến bộ phận cứu nhau không có gì lạ. Hiến máu nhân đạo cũng đáng khen vì máu sẽ tái tạo. Người chết đột ngột hiến thân thể cho người sống cũng phải lẽ. Tất cả đều có nhân quả. Nhưng ngàn năm trước y học chưa tiến bộ thì làm gì có chuyện ghép tim, thay phổi? Cho nên chuyện bố thí móc mắt, chặt tay, cắt chân cho thú ăn có phải là ngu si không?
_ Hơn nữa, chẳng lẽ không còn cách nào khác để cứu cho thú vật hay sao phải hiến thân mình? Vừa cứu người, cứu vật nhưng vẫn giữ được mạng mình mới thực sự hiền trí chứ?
_ Người cư sĩ bố thí mắt, tay, chân trở thành đui mù, què quặt làm sao xuất gia thành Tỳ-kheo? Vị Tỳ-kheo tàn tật mù điếc có làm khổ mình, khổ người không? Nếu tất cả Phật tử đều nổi máu bố thí bậc trung - cao như mấy ông luận sư gián điệp xúi dại, Phật giáo còn lại gì?
_ Phật dạy có bốn hạng người: 1) hại mình - hại người, 2) hại mình - lợi người, 3) lợi mình - hại người, 4) không hại mình - không hại người - lợi mình - lợi người. Xin hỏi hạng người nào hiền trí nhất, đáng cổ vũ nhất, đáng nêu gương nhất?
_ Đương nhiên là hạng người thứ tư. Dám liều mạng hiến thân mình để làm lợi cho kẻ khác có hơn gì mấy con cá cắn câu? Có hơn chi mấy con nai mắc bẫy?
…
Vì có quá nhiều câu hỏi hóc búa được nêu lên nên buổi thảo luận phải ngưng lại chờ Tín Đại nghiên cứu thêm rồi mới dám trả lời. Tất nhiên chẳng ai cần điều đó, vì ở đây, hỏi tức là trả lời.
Đại Từ Bi
________________________
Pháp Trích Lục
Tiểu Kinh Mãn Nguyệt (Số 110, Trung Bộ 3)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người bất chánh bố thí như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh bố thí một cách vô lễ, bố thí không phải tự tay, bố thí không có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật không cần dùng, bố thí không nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh bố thí như người bất chánh.
…
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, bố thí có nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh.
Tăng Chi 4 pháp, X. Phẩm A-tu-la
(V) (95) Que Lửa,
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
* Không hướng đến lợi mình, lợi người;
* hướng đến lợi người, không lợi mình;
* hướng đến lợi mình, không lợi người;
* hướng đến lợi mình và lợi người.
2. Ví như, này các Tỷ-kheo, một que lửa lấy từ đống lửa thiêu xác, hai đầu đều cháy đỏ, ở giữa được trét với phân, không có tác dụng là đồ chụm lửa ở làng, hay ở rừng. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng người này giống như ví dụ ấy, tức là người không hướng đến lợi mình và lợi người.
3. Tại đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi người, không lợi mình. Người này so với hai hạng người kia, vi diệu hơn, thù thắng hơn.
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình, không lợi người. Hạng người này so với hai hạng người kia, vi diệu hơn thù thắng hơn.
5. Tại đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người. Hạng người này so với bốn hạng người trên, là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.
Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ và đây gọi là tối thượng.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người, hạng người này so với bốn hạng người trên là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.
6. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(VI) (96) Lợi Mình (1)
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
* Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người;
* hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình;
* hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người;
* hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục thamcho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham; hướng đến nhiếp phục sân cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân; nhiếp phục si cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phụctham cho tự mình, khích lệ nhiếp phục tham cho người; không hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình khích lệ nhiếp phục sân cho người; không hướng đến nhiếp phục si cho tự mình, khích lệ nhiếp phục si cho người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham; không nhiếp phục sân cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân; không nhiếp phục si cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục tham; hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục sân; hướng đến nhiếp phục si cho tự mình và khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi ích cho mình và lợi ích cho người.
6. Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
(VII) (97) Lợi Ích Cho Mình (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
* Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người;
* hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình;
* hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người;
* hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
2. - Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp.
Nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không có lợi người.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không mau mắn nhận xéttrong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, khôngsuy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp tùy pháp.
Nhưng là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người, không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không có mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp;
Nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Như vậy này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình và lợi người.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp.
Là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
6. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.
(VIII) (98) Lợi Mình (3)
- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi mình, lợi người.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
(IX) (99) Những Học Pháp
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi mình, lợi người.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; nhưng không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho, khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình không từ bỏ tà hạnh trong các dục, khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình không từ bỏ nói láo, khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho, không khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình không bỏ tà hạnh trong các dục, không khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình không từ bỏ nói láo, không khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo, khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
6. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
---------------
XEM THÊM
https://dieuphapcuukho.blogspot.com.au/2018/02/phat-giao-nguyen-thuy-co-nen-tin-tuong.html
http://phatgiaodoinay.blogspot.com.au/2016/09/cung-duong-but-ba-la-mon.html