Thần Khoa Học

Thần Khoa Học

BỐ THÍ BA LA MẬT LÀ BỐ THÍ NGU XUẨN


Trong giờ thảo luận, tăng sinh Tín Đại lên tiếng hùng hồn:
_ Nghe đây, các vị phải biết có ba cấp độ bố thí. Bố thí bậc hạ là bố thí tài vật, thức ăn. Bố thí bậc trung là bố thí thân thể, tay, chân, mắt, mũi. Bố thí bậc cao là bố thí sanh mạng…
Ngay tức khắc, các học tăng khác nhao nhao góp ý kiến tới tấp.
_ Thưa bạn, kinh gốc nào dạy như vậy? Đức Phật nói điều ấy ở đâu? Hãy suy xét cho kỹ. Chớ vội tin.
_ Đề nghị bạn hãy chứng minh cụ thể? Phải chăng đấy chỉ là luận giải của mấy ông luận sư Bà-la-môn đưa vào để xúi dại con Phật?
Tín Đại vẫn chống chế:
_ Trong Hạnh tạng thuộc Tiểu bộ kinh, Bồ-tát bố thí cả hai mắt!
_ Bạn cần phải lưu ý, Tiểu bộ kinh được kết tập về sau. Mức độ tin cậy không bằng các tạng kinh được kết tập lần đầu như Trung Bộ, Trường Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng. Tôi dám cam đoan với bạn rằng dù bạn có tìm cả cuộc đời cũng không thấy trong các tạng kinh kết tập lần đầu có đoạn nào dạy bố thí như điều bạn vừa nêu.
_ Không những thế, Đức Phật còn dạy rõ trong Tăng Chi 1, trang 73:“Trong một pháp luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao? Vì pháp được vụng thuyết... Trong một pháp luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ai sống tinh cần tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao? Vì pháp được khéo thuyết” . Thử hỏi tinh tấn bố thí như trong các kinh luận ngụy tạo có đau khổ không? có vụng thuyết không?
_ Trong chánh kinh Tăng Chi chương 2 còn ghi rõ: chỉ có hai loại bố thí là tài thí và Pháp thí thôi. Người nào tin vào luận giải có giỏi cứ thực hành nêu gương bố thí bậc trung và bậc cao xem thử?
_ Đừng nói gì tới hổ đói, sói đói; những người bệnh cần tim, gan, ngũ tạng của người khác nhiều lắm, tha hồ bố thí. Nói cương, dám làm theo mới hay!
_ Người trong gia đình hiến bộ phận cứu nhau không có gì lạ. Hiến máu nhân đạo cũng đáng khen vì máu sẽ tái tạo. Người chết đột ngột hiến thân thể cho người sống cũng phải lẽ. Tất cả đều có nhân quả. Nhưng ngàn năm trước y học chưa tiến bộ thì làm gì có chuyện ghép tim, thay phổi? Cho nên chuyện bố thí móc mắt, chặt tay, cắt chân cho thú ăn có phải là ngu si không?
_ Hơn nữa, chẳng lẽ không còn cách nào khác để cứu cho thú vật hay sao phải hiến thân mình? Vừa cứu người, cứu vật nhưng vẫn giữ được mạng mình mới thực sự hiền trí chứ?
_ Người cư sĩ bố thí mắt, tay, chân trở thành đui mù, què quặt làm sao xuất gia thành Tỳ-kheo? Vị Tỳ-kheo tàn tật mù điếc có làm khổ mình, khổ người không? Nếu tất cả Phật tử đều nổi máu bố thí bậc trung - cao như mấy ông luận sư gián điệp xúi dại, Phật giáo còn lại gì?
_ Phật dạy có bốn hạng người: 1) hại mình - hại người, 2) hại mình - lợi người, 3) lợi mình - hại người, 4) không hại mình - không hại người - lợi mình - lợi người. Xin hỏi hạng người nào hiền trí nhất, đáng cổ vũ nhất, đáng nêu gương nhất?
_ Đương nhiên là hạng người thứ tư. Dám liều mạng hiến thân mình để làm lợi cho kẻ khác có hơn gì mấy con cá cắn câu? Có hơn chi mấy con nai mắc bẫy?
Vì có quá nhiều câu hỏi hóc búa được nêu lên nên buổi thảo luận phải ngưng lại chờ Tín Đại nghiên cứu thêm rồi mới dám trả lời. Tất nhiên chẳng ai cần điều đó, vì ở đây, hỏi tức là trả lời.
Đại Từ Bi
________________________
Pháp Trích Lục
Tiểu Kinh Mãn Nguyệt (Số 110, Trung Bộ 3)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người bất chánh bố thí như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh bố thí một cách vô lễ, bố thí không phải tự tay, bố thí không có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật không cần dùng, bố thí không nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh bố thí như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, bố thí có nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh.

Tăng Chi 4 pháp, X. Phẩm A-tu-la

(V) (95) Que Lửa,

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Không hướng đến lợi mình, lợi người;
hướng đến lợi người, không lợi mình;
hướng đến lợi mình, không lợi người;
hướng đến lợi mình và lợi người.

2. Ví như, này các Tỷ-kheo, một que lửa lấy từ đống lửa thiêu xác, hai đầu đều cháy đỏ, ở giữa được trét với phân, không có tác dụng là đồ chụm lửa ở làng, hay ở rừng. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng người này giống như ví dụ ấy, tức là người không hướng đến lợi mình và lợi người.

3. Tại đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi người, không lợi mình. Người này so với hai hạng người kia, vi diệu hơn, thù thắng hơn.

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình, không lợi người. Hạng người này so với hai hạng người kia, vi diệu hơn thù thắng hơn.

5. Tại đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người. Hạng người này so với bốn hạng người trên, là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.

Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ và đây gọi là tối thượng.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người, hạng người này so với bốn hạng người trên là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.

6. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

(VI) (96) Lợi Mình (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người;
hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình;
hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người;
hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục thamcho mìnhkhông khích lệ người khác nhiếp phục tham; hướng đến nhiếp phục sân cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân; nhiếp phục si cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phụctham cho tự mình, khích lệ nhiếp phục tham cho người; không hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình khích lệ nhiếp phục sân cho người; không hướng đến nhiếp phục si cho tự mình, khích lệ nhiếp phục si cho người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham; không nhiếp phục sân cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân; không nhiếp phục si cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục tham; hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục sân; hướng đến nhiếp phục si cho tự mình và khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi ích cho mình và lợi ích cho người.

6. Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

(VII) (97) Lợi Ích Cho Mình (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người;
hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình;
hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người;
hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

2. - Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp.

Nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không có lợi người.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không mau mắn nhận xéttrong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, khôngsuy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp tùy pháp.
Nhưng là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người, không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không có mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp;

Nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Như vậy này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình và lợi người.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp.

Là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

6. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.

(VIII) (98) Lợi Mình (3)

- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi mình, lợi người.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

(IX) (99) Những Học Pháp

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi mình, lợi người.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo, nhưng không khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; nhưng không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho, khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình không từ bỏ tà hạnh trong các dục, khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình không từ bỏ nói láo, khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanhkhông khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho, không khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình không bỏ tà hạnh trong các dục, không khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình không từ bỏ nói láo, không khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanhkhích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo, khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

6. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

TÀ GIỚI BỒ TÁT NÊN TOÀN TÀ NGỮ TÀ LÝ TÀ LUẬN


Nguyên văn Bồ-tát giới khinh thứ 43
“43.- GIỚI CỐ MỐNG TÂM PHẠM GIỚI 66
Nếu Phật tử, do đức tin mà xuất gia, thọ chánh giới của Phật, lại cố mống tâmhủy phạm giới pháp, thời không đươc thọ lãnh đồ cúng dường của tất cả đàn việt, cũng không được đi trên đất của tất cả quốc dânNăm nghìn Đại quỷ luôn đứng án trước mặt người đó mà gọi là “Gã bợm giặc”. Nếu khi đi vào trong phòng nhà thành ấp, các quỷ thường theo chà quét dấu chơn của người ấy. Tất cả người đời đều mắng người ấy là kẻ giặc trong Phật pháp. Hết thảy chúng sanh đều không muốn nhìn ngó người ấy. Người phạm giới, khác nào loài súc sanh, cây cỏ. Nếu cố phá hủy giới pháp của Phật, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 66 (trang 37 sách Bồ-tát giới):  “Người thọ giới mà có tâm hộ trì thời từ người cho đến thiên thần đều kính trọng, còn mống tâm phá giới thời tất cả đều khinh khi. Đây là từ lúc mống tâm phá giới mà kết tội khinh, vì người đã thọ giới phải có bổn phận hộ trì, mống tâm muốn phá là thiếu bổn phận nên thành lỗi. Nếu đã phá giới thời tùy giới mà luận tội.
PHÂN TÍCH PHẢN BIỆN
Bồ-tát giới là tà giới cho nên đã phô bày hết từ các phi lý này đến các phi lý khác.
Vì sao kẻ mống tâm phạm giới lại ‘không được đi trên đất của tất cả quốc dân’?Điều này có quá vô lý và không có thực tế không? Trên đời có biết bao ‘giả sư, giả ni’, phá giới phá hạnh; Bồ-tát giới có uy lực cấm họ ‘không đươc thọ lãnh đồ cúng dường của tất cả đàn việt’ không?
 ‘Đại quỷ’ là vô hình, không phải ‘năm nghìn’ mà là ‘năm nghìn tỷ tỷ Đại quỷ có đứng trước mặt ‘Gã bợm giặc’ cũng chẳng ai chứng minh được. Một ‘Gã bợm giặc’ chánh tông có thể thách thức bất kỳ một Hòa Thượng, A-xà-lê nào chỉ ra được một đại quỷ đứng trước mặt họ, trình ra cho mọi người thấy có quỷ ma nào theo chà quét dấu chơn của họ. Không những thế họ còn nói phía sau các Hoà thượng, A-xà-lê, Bồ-tát Đại Thừa đều có năm tỷ Đại quỷ chờ kéo các vị xuống địa ngục vì tà kiến. Những ai còn bênh Bồ-tát giới nói sao? Chẳng lẽ ngồi đó cãi nhau?
Trong Pháp Cú Nguyên Thuỷ, Đức Phật có dạy  "Xưa, vị lai, và nay. Ðâu có sự kiện này, Người hoàn toàn bị chê, Người trọn vẹn được khen." (kệ 228). Trong khi đó Bồ-tát giới lại phán bừa: Tất cả người đời đều mắng người ấy là kẻ giặc trong Phật pháp. Hết thảy chúng sanh đều không muốn nhìn ngó người ấy’. Chỉ cần xét hai lời trên cũng thấy rõ đâu là chánh, đâu là tà; đâu là thực, đâu là ngụy.
Vả lại giới có giới trọng, giới khinh, giới nặng, giới nhẹ; kiểu mạt sát tất cả ‘người phạm giới, khác nào loài súc sanh, cây cỏ’ xem ra thô lỗ cục cằn quá, hoàn toàn không thích đáng với hội chúng trí tuệ. Một người khôn ngoan chỉ cần so sánh bấy nhiêu cũng đủ biết đâu là điều thực tế xác đáng, đâu là sự hồ đồ, vô lý, ngụy tạo.
Chính vì Bồ-tát giới hồ đồ, vô lý, ngụy tạo như vậy; cho nên mới phải có thêm chú thích 66 để vá víu. Chỉ có điều càng vá víu càng rách, vì mọi thứ đều là vải nát. Chú thích 66 theo đuôi các tổ sư gián điệp phán bừa ‘tất cả đều khinh khi’ người phá giới là minh chứng cho sự hồ đồ, vô lý giống như phần luật định. Vì sao? Vì tuỳ theo giới các chúng sanh đi với nhau. Kẻ uống rượu thì ca ngợi kẻ uống rượu giỏi hơn, kể trộm cắp nể phục kẻ trộm cắp siêu hơn... chứ không phải tất cả đều khinh khi kẻ phá giới.
Lại nữa, ‘mống tâm’ có nghĩa là mới chỉ khởi tâm, khởi ý thôi. Khởi tâm nhưng chưa thực hiện vẫn chưa thành tội được, ngay cho dù đó là mống tâm sát sanh, trộm cướp. Vả lại, ai có Tha tâm thông để biết kẻ khác ‘lúc mống tâm phá giới mà kết tội khinh’ đây? Làm sao chứng minh có mống tâm hay không mống tâm? Trong hội chúng có kẻ xấu thích vu cáo kẻ khác mống tâm thì sao?
Cả hai Bồ-tát giới và chú thích đều tà vạy mới bộc lộ nhiều phi lý trái ngang như vậy.
TẬP SAN LUẬT HỌC

ĐÁNG SỢ THAY LỜI TIÊN TRI CỦA ĐỨC PHẬT VỀ NHỮNG SỢ HÃI TRONG TƯƠNG LAI ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


Kinh “Sự Sợ Hãi Trong Tương Lai” (4), Tăng Chi tập 2, Chương 5, Phẩm Chiến Sĩ, trang 484:
1. - Có năm sợ hãi về tương lai này, hiện chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai, các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sợ hãi ấy.
2. Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trong tương lai sẽ tham muốn các y tốt đẹpDo họ tham muốn các y tốt đẹp, họ sẽ từ bỏ các y nhặt nơi đống rác, họ sẽ từ bỏ các khu rừng, các vùng cao nguyên, các trú xứ xa vắng, họ sẽ đi đến các làng, thị trấn, kinh đô vua chúa và sống tại các chỗ ấy. Vì nhân y áo, họ sẽ rơi vào những hành vi tầm cầu không thích hợp.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ nhất về tương lai, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, cần phải tinh tấn để đoạn trừ sợ hãi ấy.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo trong tương lai sẽ tham muốn các đồ ăn khất thực ngon lànhDo họ tham muốn các đồ ăn khất thực ngon lành, họ sẽ từ bỏ nếp sống khất thực, từ bỏ các khu rừng, các vùng cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ đi vào các làng, thị trấn, kinh đô của vua và sinh sống tại đấy, tìm cầu các món ăn thượng vị, như với đầu lưỡi. Do nhân đồ ăn khất thực, họ sẽ rơi vào nhiều hành động tầm cầu không thích hợp.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ hai về tương lai, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, cần phải tinh tấn để đoạn trừ sợ hãi ấy.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo trong tương lai sẽ tham muốn sàng tọa tốt đẹp. Do họ tham muốn các sàng tọa tốt đẹp, họ sẽ từ bỏ nếp sống dưới gốc cây, họ sẽ từ bỏ các khu rừng, các vùng cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ đi vào các làng, thị trấn, kinh đô của vua và sinh sống tại đấy. Vì nhân sàng tọa, họ sẽ rơi vào nhiều hành động tầm cầu không thích hợp.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ ba về tương lai, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, cần phải tinh tấn để đoạn trừ sợ hãi ấy.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai sẽ sống liên hệ với Tỷ-kheo-ni, các chánh học nữ, các Sa-di-niKhi sống liên hệ với Tỷ-kheo-ni, chánh học nữ, Sa-di-ni, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là: Họ sẽ không thích thú sống Phạm hạnh, hay họ sẽ rơi vào một trong những tội lỗi ô nhiễm, sẽ từ bỏ học pháp và trở lui lại đời sống thế tục.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ tư về tương lai, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, cần phải tinh tấn để đoạn trừ sợ hãi ấy.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai sống liên hệ với các người có hệ lụy đến khu vườn, với các Sa-diKhi sống liên hệ với các người có hệ lụy đến khu vườn và với các Sa-di, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là họ sẽ sống và tận hưởng các vật liệu cất chứa, và họ sẽ làm các thô tướng đối với đất đai và đối với các sản phẩm trồng trọt.
Này các Tỷ-kheo, đây là sợ hãi thứ năm về tương lai, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận sự sợ hãi ấy.
Năm sự sợ hãi về tương lai này, này các Tỷ-kheo, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận những sợ hãi ấy.
³
Ý kiến Phật tử: Không còn gì rõ ràng hơn, minh triết hơn, xác đáng hơn lời Phật dạy. Không có gì khó khăn để thấy rõ các tiên tri của Đức Thế Tôn hoàn toàn ứng nghiệm trong thời đại ngày nay.
Mọi người chỉ cần tham dự các buổi lễ nghi của Phật giáo hoặc xem qua các hình ảnh nhan nhản trên các trang web cũng đủ thấy các Hòa thượng, Thượng tọa Thích Hoại Pháp ngày nay họ “oai nghi” như thế nào, “bệ vệ” như thế nào trong các bộ trang phục không thua gì vua chúa, quan lại, diễn viên, người mẫu.
Trong khi Bậc Đạo Sư Minh Hạnh Túc công đức vô lượng vô biên như vậy còn không nỡ bước lên tấm vải trắng do Vương Tử Bồ Đề cung thỉnh cúng dường bước chân Ngài, vì Bậc Đạo Sư còn nghĩ đến những chúng sanh nghèo đói khác.
Thậm chí Ngài còn nêu gương “thiểu dục tri túc” mặc y phấn tảo lượm từ nghĩa địa, rồi có lúc Ngài ăn ngày một bữa chỉ có lúa mạch thô vì không nỡ từ bỏ các chúng sanh trong vùng thiếu đói để tiếp tục gieo duyên cứu độ họ.
Thế nhưng các người con của Ngài ngày nay, giới hạnh chưa tới đâu, tu tập chưa đạt được gì, ấy thế mà các vị cứ như các vương tôn công tử, với những áo mão cân đai, ung dung trong các tự viện không thua gì hoàng cung bảo điện.
Các vị thoải mái ăn uống phi thời đầy đủ, đã thế còn đua nhau phòng lạnh, xe hơi, ca múa vui chơi du lịch… trong khi xung quanh mình còn biết bao chúng sanh đang đói rách, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Đã vậy khi các vị đăng đàn thuyết pháp, hoặc viết sách giảng đạo, ai nấy đều lên giọng giảng dạy mọi người phải biết sống từ bi nhân ái, phải có lòng yêu quý chúng sanh (?!) Hình ảnh này là gì nếu không phải là “đạo đức giả”?
Đạo Phật không chủ trương khổ hạnh ép xác, nhưng cũng không cho phép người tu sĩ thụ hưởng vật dục như người phàm tục, nhất là khi chung quanh mình còn biết bao người đói rách
Trong kinh tạng, vì là lời tiên tri cho nên các sự kiện dùng thì tương lai. Chỉ cần thay đổi từ “sẽ” bằng từ “đã”, mọi người sẽ thấy rõ ngay lời Đấng Chánh Biến Tri từ hơn hai ngàn sáu trăm năm qua đã linh ứng như thế nào. Xin mời mọi người đọc bản “tin tức” mang đầy tính thời sự sau đây sẽ rõ:
“Các Tỷ-kheo hiện nay tham muốn các y tốt đẹp. Do họ tham muốn các y tốt đẹp, họ đã từ bỏ các y nhặt nơi đống rác, họ đã từ bỏ các khu rừng, các vùng cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ đã đi đến các làng, thị trấn, kinh đô vua chúa và sống tại các chỗ ấy. Vì nhân y áo, họ đã rơi vào những hành vi tầm cầu không thích hợp”.
“Những Tỷ-kheo hiện nay tham muốn các đồ ăn khất thực ngon lành. Do họ tham muốn các đồ ăn khất thực ngon lành, họ đã từ bỏ nếp sống khất thực, đã từ bỏ các khu rừng, các vùng cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ đã đi vào các làng, thị trấn, kinh đô của vua và sinh sống tại đấy, tìm cầu các món ăn thượng vị, như với đầu lưỡi. Do nhân đồ ăn khất thực, họ đã rơi vào nhiều hành động tầm cầu không thích hợp”.
Đúng vậy, tất cả sự kiện của “bản tin thời sự” đang diễn ra như thực!
Còn về sự liên hệ của các Tăng sĩ thời nay với các Tỳ-kheo-ni, với nữ nhân thì ôi thôi lại càng sợ hãi hơn nữa. Chỉ cần để ý quán sát một chút cũng đủ thấy nhiều vị ngang nhiên tiếp nữ nhân trong phòng riêng kín đáo lúc vắng người.
Hoặc một nam một nữ trò chuyện vô tư với nhau chỗ khuất vắng khi trời tối; hoặc rủ nhau tự do thăm thú du ngoạn riêng, tắm biển, xem phim, xem văn nghệ, múa hát, đóng kịch… Thậm chí họ còn ngang nhiên thực hành ‘thiền ôm, thiền ấp’ trước mắt mọi người nữa chứ! Thật không sao tưởng nổi!
Bên cạnh đó, có không ít vị tu sĩ còn vênh váo tự hào là nhà kinh doanh Phật giáo, là giám đốc công ty buôn bán Phật giáo, chủ trại vườn, đốc công, giám xưởng… Các vị hoàn toàn giống như người đời, chỉ khác ở hình thức đầu trọc, y áo vàng và danh xưng “Thích”… đủ thứ mà thôi.
Có vị nghĩ rằng mình cũng đang thực hiện “Phật sự”, kiếm tiền lo cho Giáo hội, cho Tăng chúng mà quên rằng nó là chức năng phước báu của người cư sĩ, không phải của người tu sĩ; lại càng không phải là lý tưởng mục đích của người xuất gia chân chánh.
Chẳng thế mà Đức Thế Tôn đã phải nghiêm khắc khuyến cáo “Năm sự sợ hãi về tương lai này, này các Tỷ-kheo, hiện nay chưa sanh khởi, nhưng sẽ sanh khởi trong tương lai. Các Thầy cần phải hoàn toàn rõ biết chúng. Sau khi hoàn toàn rõ biết, các Thầy cần phải tinh tấn để đoạn tận những sợ hãi ấy”.
Vì sao phải sợ hãi? Vì những biểu hiện sa đọa nêu trên không những kéo lui người tu sĩ trở về với tham dục, mà còn kéo họ xuống đọa xứ, địa ngục do nếp sống phi pháp, phi luật. Không những thế, những hình ảnh tha hóa của người tu sĩ sẽ khiến những người chưa tin không có đức tin, những người đã tin sẽ đánh mất tin tưởng. Chánh Pháp vì thế đi đến hỗn loạn và biến mất.
Mỗi người con Phật phải tinh tấn đoạn tận các sợ hãi ấy; nếu không, họ phải chấp nhận sự thối lui đọa xứ. Mỗi người phải tự ý thức và xác lập nghiệp quả cho chính mình!
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

ĐỂ THẤY RÕ SỰ PHÁ HOẠ̣I PHẬT PHÁP HÃY PHÂN TÍCH SO SÁNH HAI BÀI KINH TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG PALI VÀ AHÀM


PHÂN TÍCH SO SÁNH
Chánh kinh "Gopaka Moggallāna" (số 108, Trung Bộ Pali) 
Tà kinh "Cù-mặc Mục-kiền-liên" (số 145, Trung A Hàm)
Chánh kinh Pāli: “Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Ānanda trú ở Rājagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc, khi Thế Tôn thị tịch không bao lâu. Lúc bấy giờ, Vua Ajātasattu con bà Videhi nước Magadha (Ma-kiệt-đà), vì nghi ngờ Pajjota (Ðăng Quang Vương), nên cho xây kiên cố thành Rājagaha.
Tôn giả Ānanda buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Rājagaha để khất thực. Rồi Tôn giả Ānanda suy nghĩ: "Nay còn quá sớm để vào Rājagaha khất thực. Vậy ta hãy đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallāna và chỗ làm việc của vị này". Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallāna và chỗ làm việc của vị này.”
Tà kinh A Hàm: “Lúc bấy giờ đại thần Vũ Thế, nước Ma-kiệt-đà, đang chỉnh trị thành Vương xá để phòng ngừa dân Bạt-kỳ. Rồi đại thần Vũ Thế sai Cù mặc Mục-kiền-liên, một người làm ruộngđi đến Trúc lâm, vườn Ca-lan-đà. Bấy giờ Tôn giả A-nan vào lúc sáng sớm khoác y ôm bát vào thành Vương xá để khất thực, rồi Tôn giả A-nan nghĩ rằng: “Hãy gác việc khất thực trong thành Vương xá lại đã. Ta hãy đến chỗ Cù-mặc Mục-kiền-liên, người làm ruộng.”
Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên từ xa trông thấy Tôn giả A-nan đi đến, bèn rời chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo đang mặc, chắp tay hướng về Tôn giả A-nan, bạch rằng: “Kính chào A-nan, lâu nay không thấy đến. Xin mời ngồi trên chỗ này.””
Phân tích: Trong A Hàm từ “Phạm chí” được dùng để thay cho từ “Bà-la-môn” là giai cấp tế tự thống trị trong xã hội thời đó. Có vô lý không khi Phạm chí Bà-la-môn Cù-mặc Mục-kiền-liên lại là một nông dân, người làm ruộng như giai cấp Thủ-đà-la?
Một quan đại thần đang lo chống ngoại xâm lại sai một người nông dân tới Trúc Lâm làm gì? Chắc mấy ông Tăng tại đây đáng nghi ngờ, có thể làm nội gián cho giặc nên đại thần Vũ Thế phải cho một người Bà-la-môn giả dạng làm nông dân đến đó để dò xét họ chăng? Hay ông A-nan A Hàm là gián điệp của Vũ Thế, nắm được tin tức gì đó của dân Bạt-kỳ nên đi báo cho Cù mặc Mục-kiền-liên?
Kinh A Hàm bịa thêm những chi tiết trên khiến người không tin Phật có thể nghĩ như vậy. Nếu các dịch giả A Hàm cải biên xong đem giới thiệu bài kinh này cho mấy ông vua quan không ưa Phật giáo, hẳn các Tăng Ni đệ tử Phật phải khốn khổ thêm rồi.
Vẫn chưa hết, hãy bình tâm so sánh tiếp.
***
Chánh kinh Pāli: “Tôn giả Ānanda ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Còn Bà-la-môn Gopaka Moggallāna chọn một chỗ ngồi thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Gopaka Moggallāna thưa với Tôn giả Ānanda: -- Có thể chăng, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?
-- Không thể có một Tỷ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và nay các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau.”
Tà kinh A Hàm: Tôn giả A-nan liền ngồi trên chỗ ngồi đó. Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên sau khi chào hỏi Tôn giả A-nan, rồi ngồi xuống một bên mà bạch rằng: “Bạch A-nan, tôi có điều muốn hỏi, mong nghe cho chăng?” Tôn giả A-nan trả lời rằng: “Mục-kiền-liên, ông cứ hỏi đi. Tôi nghe xong sẽ suy nghĩ.” Bèn hỏi rằng: “Bạch A-nan, có Tỳ-kheo nào sánh ngang với Sa-môn Cù-đàm chăng?”
Trong khi Tôn giả A-nan và Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên đang thảo luận vấn đề này thì đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà đang đi ủy lạo những người làm ruộng, đến chỗ của Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên, người làm ruộng.”
Phân tích: - Theo chánh kinh Pāli, trước sau như một đúng như điều ngài Ānanda đã khẳng định là không có bất kỳ một Tỳ-kheo nào có thể đạt được đầy đủ các “Phật tánh” như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với trọn vẹn các danh hiệu Như Lai, Ứng Cúng, A La Hán Chánh Đẳng Giác, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Điều này có nghĩa, trong kiếp trái đất hiện tại, đối với người con Phật chân chánh thì Đạo Phật chân chánh chỉ có một và duy nhất một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi, không có vị Phật thứ hai. Lẽ thường cái gì duy nhất mới quý, hy hữu mới quý. Còn trong vòng sanh tử luân hồi vô thuỷ vô chung không thể tính đếm, trước sau chỉ có sáu Đức Phật quá khứ và Đức Phật Thích Ca của kiếp hiện tại. Tổng cộng chỉ có Bảy Vị Phật mà thôi, không hơn không kém.
Thế nhưng điều tối quan trọng này đã bị lược bỏ trong các tạng A Hàmvà các kinh Đại Thừa, điển hình như kinh Cù-mặc này. Thậm chí trong các kinh Đại thừa sau này còn có hàng ngàn hàng vạn Phật (kinh Vạn Phật), cho đến vô lượng “Phật mười phương” (kinh 42 Chương, kinh Kim Cang...) cùng biết bao các pháp môn cải biến mới.
Vì sao như vậy? Vì các gián điệp giả sư thừa biết họ phải xóa bỏ một “Đạo Phật” thống nhất với một giáo chủ duy nhất và một giáo lý duy nhất. Họ phải tạo ra một loạt các “kinh-luật-luận” cải biến với biết bao những Bụt giả, Bồ-tát dỏm, Tổ sư rởm cùng với biết bao pháp môn khác nhau, các tông phái khác nhau, có vậy Phật giáo mới bị phân hóa, chia lìa, ly gián.
Một khi mỗi tông phái có ông Phật riêng, thầy tổ riêng, kinh văn riêng, hội chúng riêng, tự viện riêng và ngấm ngầm hơn thua lẫn nhau khiến Phật giáo sẽ tự làm suy yếu lẫn nhau và tan nát nhiều hơn, có chăng hợp nhất chăng chỉ ở bề ngoài mà thôi. Đây là lý do vì sao các tổ sư Đại Thừa Bà-la-môn cổ xúy Phật giáo có vạn Phật, lắm tông, nhiều phái là vì vậy.
Ở đây cần lưu ý thêm, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, thuộc Trường bộ Pāli, chính ông đại thần Bà-la-môn Vassakara (Vũ Thế) này đã bộc lộ mưu kế “ngoại giao và ly gián” để tiêu diệt dân Vajji hùng mạnh.
Ngay sau đó, Đức Thế Tôn đã triệu tập toàn bộ các Tỳ-kheo tại Vương Xá để dạy về các pháp không bị suy giảm trong đó nhấn mạnh đến sự đoàn kết trong chúng Tăng. Hẳn nhiên Đức Thế Tôn thừa biết Bà-la-môn Vassakara và con cháu ông ta cũng sẽ dùng mưu kế này để phá hoại Phật giáo.
Cũng không phải vô cớ khi mới một trăm năm sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, chính các Tỳ-kheo tại Vajji chứ không ai khác đã tự chế ra 10 điều luật mới khiến dẫn đến nguy cơ phá hòa hợp Tăng đầu tiên.
Cũng không có gì khó hiểu vì sao thủ đoạn “ngoại giao và ly gián” của Bà-la-môn Vassakara trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Pāli) đã bị các dịch giả A Hàm “quên” không ghi lại trong bài kinh Du Hành (Trường A Hàm) tương đương.
Và cũng chẳng có gì khó hiểu vì sao các luận sư Bà-la-môn “vĩ đại” sau này lại dễ dàng quy y theo Phật giáo và ra sức xiển dương cho những kinh-luật-luận mới “đa phương, đa diện” với tám vạn bốn ngàn pháp phái khác nhau.
Khi đoàn sư tử hợp nhất bị tan tác, từng nhóm sư tử đơn lẻ sẽ dễ bị biến thái hoại diệt hơn; hoặc chính chúng sẽ tàn hại lẫn nhau, triệt hạ lẫn nhau! Cuối cùng chẳng còn con nào thuần chủng mạnh mẽ. Còn chăng cũng chỉ là những cái xác sư tử cùng với bầy “sư tử trùng thịt sư tử nhục” mà thôi! Rõ ràng lời tiên tri của Đức Thế Tôn trong kinh Gotami về Diệu Pháp chỉ tồn tại có năm trăm năm là hoàn toàn thực tế.
Trở lại kinh A Hàm, bình thường chắc ông A Nan ta đây, không muốn nghe ai, cho nên ông Bà-la-môn Cù-mặc mới phải khẩn khoản “mong nghe cho chăng?”.
Đã thế trong các kinh A Hàm, các Thánh Tăng A La Hán cứ phải “nghe xong sẽ suy nghĩ” mới lạ (?) Chẳng lẽ mấy ông Thanh Văn Tiểu Thừa thường nghe xong nhưng không suy nghĩ hay sao lại như vậy? Tôn giả A–nan trong A Hàm sao kém cỏi thế? Thảo nào ông Bà-la-môn Cù-mặc chỉ “ngồi xuống một bên” chứ không “chọn một chỗ ngồi thấp khác” như Bà-la-môn Gopaka đã kính trọng ngài A-nan Pāli.
- Đại thần Vũ Thế đang lo chống dân Bạt-kỳ lại sai ông Bà-la-môn Cù-mặc giả dạng nông dân đến Trúc Lâm, rồi lại đi ủy lạo những người làm ruộng để gặp gỡ ông ta. Chắc hẳn đại thần Vũ Thế muốn nắm tin tức gì đây nơi ông Bà-la-môn-nông-dân trinh sát của mình. Ai cấm được người đọc A Hàm suy nghĩ như vậy? Bà-la-môn Vassakara và Đại thần Vũ Thế đầu thâm hiểm như nhau vậy. So sánh kĩ các đoạn kinh tương đương sau đây để thấy rõ hơn.
***
Chánh kinh Pāli: (Lời Bà-la-môn Vassakara) “--…Thưa Tôn giả Ānanda, một thời Tôn giả Gotama ở tại Vesālī, Ðại Lâm, ở Kutagarasala (Trùng Các giảng đường). Rồi, thưa Tôn giả Ānanda, tôi đi đến Mahavana (Ðại Lâm), Kutagarasala, đến Tôn giả Gotama. Ở đấy, Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện nói về Thiền định luận. Tôn giả Gotama thật là vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Và Tôn giả Gotama tán thán tất cả Thiền định.
-- Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán tất cả Thiền định, không không tán thán tất cả Thiền định. Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy không tán thán?…”
Tà kinh A Hàm: Đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà nghe xong bèn nói: “Này đại tướng Bà-nan, trước đây, khi Sa-môn Cù-đàm du hành lạc viên Kim-bệ-la, này đại tướng Bà-nan, lúc bấy giờ tôi nhiều lần đến thăm Sa-môn Cù-đàm. Vì sao vậy? Sa-môn Cù-đàm hành thiền tứ, ưa thích thiền tứ, tán thán tất cả thiền tứ.”
Tôn giả A-nan nghe xong, nói rằng: “Vũ Thế, đừng nói rằng: Sa-môn Cù-đàm tán thán tất cả thiền tứ. Vì sao vậy? Thế Tôn có khi tán thán thiền tứ, nhưng có khi không tán thán.”
Phân tích: Theo Chánh kinh Pāli, chính Bà-la-môn Vassakara cũng biết áp dụng kiểu “như vầy tôi nghe” và tung hô vạn tuế Đức Thế Tôn để rồi xuyên tạc rằng Ngài tán thán tất cả thiền định. Nhưng tôn giả A-nan đã không bị mắc lừa và còn vạch trần sự ngụy trá của ông ta bằng sự khẳng định và giải thích rất rõ ràng dứt khoát: Đức Thế Tôn không tán thán tất cả các loại thiền định nhưng Ngài cũng không chê bai tất cả.
Nói cách khác, không phải Đức Thế Tôn tán thán tất cả thiền định mà có thứ thiền định Ngài không tán thán (tà định) nhưng có thứ thiền định Ngài tán thán (Chánh Định).
Trong bài kinh Pāli, tôn giả A-nan cũng đã giải thích cụ thể hơn: Đức Thế Tôn không tán thán các thứ thiền định nào ôm giữ tham, sân, hôn trầm thùy miên, trạo hối, nghi; và Ngài chỉ tán thán Tứ Thiền tức Chánh Định trên cơ sở đoạn diệt năm triền cái này.
- Ngược lại trong A Hàm, lời ngụy trá của Bà-la-môn Vassakara lại được “gắn” vào miệng Đại thần Vũ Thế, và vị này đang nói với đại tướng Bà-nàn thì ông A-nan lại bất lịch sự, nhảy ngang vào. Quả là các dịch giả A Hàm đã biết khéo léo che dấu ác ý của tổ phụ Bà-la-môn Vassakara và của chính họ.
Đã thế lời phản đối của ông A-nan A Hàm rất chung chung và mâu thuẫn đối với thiền tứ (hay Tứ Thiền của Đạo Phật?): “Thế Tôn có khi tán thán thiền tứ, nhưng có khi không tán thán”. Những ai còn tin những kiểu nói nước đôi mơ hồ này thuộc chánh Pháp thì thật quá ngây thơ!
***
Chánh kinh Pāli: “Rồi Bà-la-môn Gopaka Moggalana, khi Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha đi không bao lâu, thưa với Tôn giả Ānanda:
-- Nếu chúng tôi không hỏi Tôn giả Ānanda, thời Tôn giả Ānanda đã không trả lời.
-- Này Bà-la-môn, có phải chúng tôi đã nói với Ông: "Không có một Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, thành tựu mười pháp ấy một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ, những pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, vị Thế Tôn ấy là bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và nay các đệ tử Ngài là những vị sống hành đạo và tùy hành đạo, và sẽ thành tựu những pháp ấy về sau".
Tà kinh A Hàm: Lúc bấy giờ Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên sau khi đại thần Vũ Thế nước Ma-kiệt-đà đi không bao lâu, bạch rằng: “Bạch A-nan, phải chăng những điều tôi hỏi đã không được trả lời?”
Tôn giả A-nan đáp: “Mục-kiền-liên, quả thật tôi đã không trả lời.” 
Phân tích: Trong khi trong chánh kinh Pali, ngài Ananda thật xác đáng vì Bà-la-môn Gopaka Moggalana có hỏi thì ngài mới trả lời.
Hơn thế nữa khi ngài Ananda khẳng định lại một lần nữa về Đức Phật duy nhất và các đệ tử của Ngài chỉ là những người thực hành theo giáo pháp của Ngài để ngầm nhắc Bà-la-môn Gopaka Moggalana rằng điều Tôn giả Ananda vừa nói có thể sẽ bị ai đó xuyên tạc như họ đã xuyên tạc Thế Tôn vậy. Kẻ đó là ai, mọi người tự hiểu.
Còn trong A Hàm, ngài A-nan bị biến thành kẻ “ngây ngô” khi không biết trả lời câu hỏi của Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên. Người đọc A Hàm cần phải thêm vào cho đầy đủ câu trả lời của Tôn giả A-nan thế này: “Mục-kiền-liên, quả thật tôi đã không trả lời. Vì sao? Vì trong nguyên bản Pāli không có câu hỏi lãng xẹt của ông và cũng chẳng có câu trả lời ngớ ngẩn của tôi”
***
Chánh kinh Pāli: (Không có đoạn tương đương)
Tà kinh A Hàm: “… Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên bèn hỏi rằng: “A-nan, giải thoát và tuệ giải thoát của Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác và giải thoát của A-la-hán, ba giải thoát này có sự sai biệt nào và có sự thắng liệt nào chăng?”
Tôn giả A-nan đáp: “Này Mục-kiền-liên, giải thoát và tuệ giải thoát của Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác và giải thoát của A-la-hán, ba giải thoát này không có sai biệt, cũng không có sự thắng liệt.”
Phân tích: Đoạn bịa thêm này của A Hàm nhằm mục đích đánh đồng Như Lai với đệ tử của Như Lai và đồng thời tố cáo sự mâu thuẫn của ông A-nan.
Trước đó chính ông đã nói với đại thần Vũ Thế: “Này Vũ Thế, hoàn toàn không một Tỳ-kheo nào sánh ngang với Thế Tôn được”, đến đây ông lại tréo ngoe: “ba giải thoát này không có sai biệt”, điều này có nghĩa Phật và các Thánh Tăng A La Hán cũng như nhau, không có sai biệt.
Đã thế ông A-nan A Hàm còn phủ nhận những giá trị giải thoát của Đạo Phật bằng kiểu nói lập lờ nước đôi nham hiểm “cũng không có sự thắng liệt” (?) 
Đúng là lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, bút gian tà lắm nẻo lẹo lươn!
PHẬT HỌC CAO CẤP