Thần Khoa Học

Thần Khoa Học

DI LẶC VÀ TRẺ CON


Trích Kinh Tăng Chi tập 1, Chương 3, XI. Phẩm Chánh Giác:
103.- Bài Kinh “Khóc Than” (trang 472)
- Này các Tỷ-kheo, đây được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh, tức là ca vịnh.
Này các Tỷ-kheo, đây được xem là điên loạn trong giới luật bậc Thánh, tức là múa nhảy.
Này các Tỷ-kheo, đây được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ cả răng.
Do luật này, này các Tỷ-kheo, hãy phá cây cầu đi đến hát. Hãy phá cây cầu đi đến múa nhảy. Thật là vừa đủ nếu các Thầy được hoan hỷ đúng pháp, mỉm cười để tỏ là các Thầy được hoan hỷ." (Hết trích)
Ý kiến của Thừa Tự Pháp: Theo lời dạy trên, kiểu “cười quá đáng để lộ cả răng” của Di Lặc Đại thừa chỉ được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh.
Mà trẻ con thật, nhìn tấm hình Di Lặc phanh ngực – hở bụng – lòi rốn, cười nhăn toe toét bên cạnh mấy đứa con nít tục tặc, có khác gì một anh hề nham nhở phồn thực? 
Nếu tất cả các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, sa-di, sa-di-ni, nam nữ cư sĩ đều noi gương ông giáo chủ Di Lặc, lúc nào cũng phanh ngực – hở bụng – lòi rốn, cười đùa nham nhở, thử hỏi Phật giáo sẽ như thế nào? 
Các hội chúng có còn trang nghiêm không? Người nghiêm túc bên ngoài nhìn vào khen hay chê?
Người học Phật đọc hai trích đoạn chánh Kinh Nguyên thủy dưới đây để thấy hình ảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trang nghiêm thanh tịnh đến như thế nào
Trích Kinh Pháp Trang Nghiêm, số 89, Trung Bộ 2:
“... Rồi vua Pasenadi nước Kosala, leo lên một cỗ xe thù thắng, và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, từ Nangaraka đi đến Medulampa, thị trấn của dân chúng Sakka, đến nơi đó nội trong ngày, rồi đi đến tịnh xá. Vua đi xe cho đến chỗ nào có thể đi xe được, rồi xuống xe đi bộ vào tịnh xá. Lúc bấy giờ một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành ngoài trời. Vua Pasenadi nước Kosala đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo ấy:
-- Chư Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
-- Thưa Ðại vương, Thế Tôn ở trong ngôi nhà này với các cửa khép kín. Hãy im lặng đến gần, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, sau khi đằng hắng, hãy gõ vào khóa cửa. Thế Tôn sẽ mở cửa cho Ðại vương.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala, ngay tại chỗ ấy, trao kiếm và vành khăn cho Digha Karayana. Rồi Digha Karayana tự nghĩ: "Nay vua muốn đi một mình. Ở đây, ta phải dừng lại". Rồi vua Pasenadi nước Kosala im lặng đi đến căn nhà đóng cửa, sau khi đến, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, đằng hắng và gõ vào khóa cửa. Thế Tôn mở cửa.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bước vào căn nhà, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, miệng hôn xung quanh chân Thế Tôn, tay xoa rờ xung quanh chân và tự xưng tên:
-- Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala. Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala.
-- Thưa Ðại vương, do thấy nguyên nhân gì, Ðại vương lại hạ mình tột bực như vậy đối với thân này và biểu lộ tình thân ái như vậy?
-- Bạch Thế Tôn, con có pháp truyền thống (Dhammanvaya) này đối với Thế Tôn. "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập hành trì". Ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy nhiều vị Sa-môn, Bà-la-môn hành trì Phạm hạnh có giới hạn trong mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi năm. Những vị này, sau một thời gian, khéo tắm, khéo phấn sáp, với râu tóc khéo chải chuốt, sống thụ hưởng một cách sung mãn, đầy đủ năm dục trưởng dưỡng. Ở đây, Bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống hành trì Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh cho đến trọn đời, cho đến hơi thở cuối cùng. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đây ra có một Phạm hạnh nào khác viên mãn, thanh tịnh như vậy. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn. "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác. Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập, hành trì" (Hết trích)

Trích kinh Sa-môn quả, số 2, Trường Bộ 1
“… 8. Lúc bấy giờ Jìvaka Komàrabhacca ngồi yên lặng cách Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha không xa bao nhiêu. Khi ấy Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, nói với Jìvaka Komàrabhacca:
- Này khanh Jìvaka, sao ngươi lại yên lặng như vậy?
- Tâu Ðại vương, chính tại vườn xoài này của chúng con, có Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, hiện đang trú ngụ với đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Thế Tôn Gotama có tiếng đồn tốt đẹp sau đây lan rộng: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Ðại vương hãy đến chiêm bái Thế Tôn này. Rất có thể, nhờ chiêm bái Thế Tôn, tâm của Ðại vương được tịnh tín.
- Vậy khanh Jìvaka, hãy cho thắng kiệu voi.
- Vâng, tâu Ðại vương.
9. Jìvaka Komàrabhacca vâng theo lời dạy của Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, sai người thắng năm trăm con voi cái, và con vương tượng vua thường cởi, rồi tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: "Tâu Ðại vương, các kiệu voi đã sẵn sàng. Ngài hãy làm những gì Ngài xem là phải thời". Khi bấy giờ Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha biểu các cung phi leo lên năm trăm con voi cái mỗi người một con, còn mình thì leo lên vương tượng vua thường cởi, xuất hành ra khỏi Ràjagaha, dưới ánh sáng của các ngọn đuốc được cầm cao, với oai nghi của bậc đại vương, thẳng tiến đến vườn xoài của Jìvaka Komàrabhacca.
10. Khi Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi đến không xa vườn xoài, ngài bỗng sợ hãi, kinh hoàng, tóc dựng lên. Lúc bấy giờ Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha sợ hãi, kinh hoàng, tóc dựng lên, nói với Jìvaka Komàrabhacca:
- Này khanh Jìvaka, người phản ta chăng? Này khanh Jìvaka, người lường gạt ta chăng? Này khanh Jìvaka, ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng? Tại sao trong một đại chúng lớn như thế này gần một nghìn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho, không một tiếng ồn?”

Ý kiến của Thừa Tự Pháp: 
Thế đấy, lừng lẫy đến như vua Pasenadi còn phải kính cẩn quỳ sát đất hôn chân Phật Thích Ca. 
Ngang ngạnh đến như vua A Xà Thế còn phải lông tóc dựng ngược khi đến gần tịnh xá quá yên tịnh của Đức Thế Tôn. 
Những người con Phật chỉ cần hiểu được điều này cũng đủ biết lý do vì sao các luận sư gốc Bà-la-môn lại giới thiệu hình tượng Di Lặc Đại Thừa quá dung tục đến như vậy.
Họ lý luận tà vạy đến độ các Tổ Đại Thừa vênh váo hỗn láo "Phật là cục kít khô", "con chó có Phật tánh"...
Tất nhiên các tổ sư gốc Bà-la-môn có ác tâm với Phật giáo không dại gì huỵch tẹc thâm ý của mình. Họ phải lươn lẹo ngụy biện một chút là tức khắc có khối kẻ tin theo ngay. Vì sao lại tin theo ngay? Bài kinh dưới đây là câu trả lời.

Kinh "Tượng Pháp" 
(Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Ðại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Ðại 2, 419b) (S.ii,223)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thuở trước, học giới có ít hơn nhưng các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí nhiều hơn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ngày nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí ít hơn?
4) -- Sự việc xảy ra như vậy, này Kassapa, trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời Diệu pháp biến mất, thời nhiều hơn là các học giới, ít hơn là các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí.
5) Này Kassapa, Diệu pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời Diệu pháp biến mất.
6) Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.
7) Cũng vậy, này Kassapa, Diệu pháp không biến mất, khi nào tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời Diệu pháp biến mất.
8-11) Này Kassapa, địa giới không làm Diệu pháp biến mất, thủy giới không làm Diệu pháp biến mất, hỏa giới không làm Diệu pháp biến mất, phong giới không làm Diệu pháp biến mất.
12) Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm Diệu Pháp biến mất.
13) Ví như, này Kassapa, chiếc thuyền bị chìm vì chở quá nặng. Không phải vì vậy, này Kassapa, Diệu pháp bị biến mất.
14) Này Kassapa, có năm thối pháp khiến cho Diệu pháp bị hỗn loạn và biến mất. Thế nào là năm?
15) Ở đây, này Kassapa, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống khôngtôn kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không tôn kính, không tùy thuậnChánh pháp, sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng, sống không tôn kính, không tùy thuận học giới, sống không tôn kính, không tùy thuận đối vớiThiền định.
Này Kassapa, chính những thối pháp này đưa đến sự hỗn loạn, sự biến mất của Diệu pháp.
16) Và có năm pháp, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của Diệu pháp. Thế nào là năm?
17) Ở đây, này Kassapa, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống kính trọng, tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống kính trọng, tùy thuận Chánh pháp, sống kính trọng, tùy thuận chúng Tăng, sống kính trọng, tùy thuận học giới, sống kính trọng tùy thuận Thiền định.
18) Chính năm pháp này, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của Diệu pháp." (Hết trích)

Ý kiến của Thừa Tự Pháp: 
Đúng như lời Phật dạy, chỉ vì ngu si nên mới biến những giá trị đáng trang nghiêm, đáng kính trọng trở thành dung tục, nham nhở. 
Và cũng chỉ vì ngu si nên mới nghe sao tin vậy, không biết suy tư phân định để thấy rõ thật giả, chánh tà, chân nguỵ. 
Hai cái ngu này hợp lại thì Thần Thánh cũng hoá hề, Thượng Đế cũng thành nham nhở.
Mong rằng những người con Phật nhận thức rõ ý nghĩa của các bài Chánh Kinh nêu trên, trong đó họ phải biết kính trọng các giá trị đáng kính trọng.  
Có vậy họ mới không rơi vào đoạ xứ, địa ngục vì tội nghe theo kẻ ác phỉ báng bậc Thánh Nhân, dung tục hoá đạo pháp của mình. 
Có vậy họ mới xương minh đúng chánh Phật Pháp, giúp duy trì Diệu Pháp lâu dài để cứu mình và cứu mọi người.
THỪA TỰ PHÁP