Thần Khoa Học

Thần Khoa Học

CỐ BÁO THÙ = NHẸ TỘI

Nguyên văn giới khinh thứ 21 của Bồ-tát giới
“21.- GIỚI ÐEM SÂN BÁO SÂN, ÐEM ÐÁNH TRẢ ÐÁNH 48
Nếu Phật tử, không được đem giận trả giận, đem đánh trả đánh. Nếu cha mẹ anh em hay lục thân bị người giết cũng chẳng báo thù, hoặc quốc chủ bị người thí chết cũng chẳng được báo thù. Giết sinh mạng để báo thù sinh mạng, đó là việc không thuận với hiếu đạo. Hãy còn không được chứa nuôi tớ, rồi đánh đập mắng nhiếc chúng, mỗi ngày tam nghiệp tạo vô lượng tội, nhất là khẩu nghiệp. Huống lại cố đi làm tội thất nghịch. Nếu xuất gia Bồ Tát không có lòng từ bi cố báo thù, nhẫn đến cố báo thù cho trong hàng lục thân. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.”
Chú thích 48 (tr.34): Câu “Giết sanh mạng để báo thù sanh mạng, đó là việc không thuận với hiếu đạo”, có hai ý:
(a) Như cha mình bị người giết, đó hoặc là do túc nghiệp vay trả nhau, nếu mình giết người để báo thù cho cha, thời túc nghiệp của cha không dứt mà gây thêm oan trái cho cha; hoặc không phải do túc nghiệp, thời cũng kết thêm oan trái cho cha. Thành ra sự báo thù của mình, không lợi ích cho người cha đã bị giết, mà còn làm cho người cha thêm khổ ở tương lai, nên gọi là không thuận với hiếu đạo.
(b) Phóng xa tầm đạo nhãn, nhưng trong giới phóng sanh trên, đức Phật nhấn mạnh rằng: Tất cả nam nữ đều là cha mẹ của ta trong nhiều đời, vì ta đã có vô lượng thân vê thuở quá khứ. Giết người để báo thù cho cha, chính là vì báo thù cho cha đời này mà đi giết cha ở đời trước, thế cũng là không thuận với hiếu đạo. Trong giới này căn cứ nơi phạm vi cố báo thù mà kết thêm tội khinh, còn giết sanh mạng thời tự thuộc về giới trọng thứ nhứt.”
Phân tích phản biện
Cũng như các giới khác, giới điều thứ 21 này đã phơi bày những điều phi lý đầy nham hiểm. ‘Giết sinh mạng để báo thù... tạo tội vô lượng... làm tội thất nghịch... báo thù cả lục thân’ nhưng chỉ phạm ‘khinh cấu tội’ thì chỉ có điên khùng mới không thấy ra điều vô lý tà vạy.
Và cũng như các giới điều vô lý tà vạy khác, kẻ đời sau phải chế thêm chú thích 48 để lập lờ bào chữa cố báo thù mà kết thêm tội khinh, còn giết sanh mạng thời tự thuộc về giới trọng thứ nhứt. Thử hỏi đã là tội trọng dù có kết thêm tội khinh liệu có ý nghĩa gì? 
Kẻ phạm tội sát sanh vì sợ bị kết thêm tội khinh nên không dám sát sanh ư? Phi lý
Rõ ràng chú thích 48 muốn tránh vỏ dưa, nhưng lại gặp vỏ dừa, ngụy biện cho lỗi này lại vướng ngay lỗi khác.
Bồ-tát con nào vẫn chưa thấy hết sự vô lý tà vạy của Bồ-tát giới 21 và chú thích 48, hãy cố suy tư những điều sau đây:
- Giả sử một kẻ giết cha của Bồ-tát con, y nói rằng do ‘túc nghiệp vay trả nhau’, kiếp trước cha ngươi giết ta, kiếp này ta giết lại là huề, túc nghiệp của cha ngươi đã hết. Vậy ngươi nên xí xóa mọi chuyện để không gây thêm oan trái, để ta tiếp tục giúp kẻ khác ‘dứt nghiệp’, như vậy mới là hiếu thuận. Các Bồ-tát con nghĩ sao? Bồ-tát giới có đúng là tà giới nên tạo ra tà vạy không?
- Các Bồ-tát con hãy ‘phóng xa tầm đạo nhãn’ để thấy rằng thực sự Đức Thế Tôn không bao giờ dạy phi lý giống như chú thích, theo kiểu như vầy: ‘Tất cả nam nữ đều là chồng vợ của ta trong nhiều đời, vì ta đã có vô lượng thân vềthuở quá khứ. Ngủ với người để trả nghiệp cho chồng (vợ), chính là vì nhân quả của chồng (vợ) đời này là do quan hệ chồng (vợ) ở đời trước’. 
Chắc chắn Đức Thế Tôn không nói như vậy. Vì sao? Vì các chúng sanh có thể có nhân duyên với nhau, nhưng điều này không có nghĩa tất cả nam nữ đều là chồng vợ của ta, tất cả chúng sanh đều là cha mẹ ta. Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau, không thể lẫn lộn. Phán như Bồ-tát giới là phán bừa phán ẩu.
- Chưa hết, một kẻ giả danh Bồ-tát cố tâm phạm thất nghịch tội, báo thù lục thân, nhưng y nói rằng do nhiều đời y và các chúng sanh có oan trái với nhau, y phạm nhiều tội chỉ vì để dứt nghiệp với các chúng sanh khác, cho nên tội phải nhẹ, ‘khinh cấu tội’ là đúng, huề cả làng. Những ai tin Bồ-tát giới nghĩ sao? Bồ-tát giới không thậm thâm vô lý là gì?
TẬP SAN LUẬT HỌC