Trích kinh Kandaraka (Kandaraka sutta) (TB II, 51)
"… 46. Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; TỪ BỎ, KHÔNG NHẬN VÀNG VÀ BẠC; từ bỏ không nhận các hạt giống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá." (Hết trích)
Ý KIẾN PHẬT TỬ
Trên đây là một trong những đoạn chánh Kinh được nhắc rất NHIỀU LẦN về một trong những giới hạnh của một vị tu sĩ chân chánh. Trong các giới hạnh này có hạnh TỪ BỎ, KHÔNG NHẬN VÀNG VÀ BẠC. Giới hạnh này ngay trong thời Đức Phật còn hiện tiền được thực thi nghiêm chỉnh.
Nhưng chỉ mới một trăm năm sau các Tỳ-khưu dòng dõi Vajji ở Vesālī đã phá Luật khi tự đưa ra mười điều lệ mới, trong đó vị Tỳ-kheo được nhận tiền (Xem bài sau). Qua đây cũng biết vấn nạn NHẬN TIỀN BẠC là tồn tại cả ngàn năm.
Tất nhiên có một ngàn lẻ một lý do để người tu sĩ nhận tiền. Nhưng với BẤT CỨ LÝ DO GÌ cũng không được Đức Thế Tôn chấp nhận. Trích đoạn kinh dưới đây là một minh chứng.
Trích kinh “Manicùlam” (Châu Báu Trên Đỉnh Đầu) (S.iv,325)
"… Ngồi một bên, thôn trưởng Manicùlaka bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong cung vua, một số quần thần nhà vua đang ngồi tụ họp, và câu chuyện sau đây được khởi lên: "Các Sa-môn Thích tử ĐƯỢC PHÉP DÙNG VÀNG BẠC. Các Sa-môn Thích tử được GIỮ VÀNG BẠC. Các Sa-môn Thích tử được NHẬN LẤY VÀNG BẠC".
Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với hội chúng ấy: "Các Tôn giả CHỚ CÓ NÓI NHƯ VẬY. Các Sa-môn Thích tử KHÔNG ĐƯỢC PHÉP dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử KHÔNG ĐƯỢC GIỮ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử KHÔNG ĐƯỢC NHẬN LẤY vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử TỪ BỎ châu báu và vàng bạc. Họ đã LY KHAI vàng và bạc". Nhưng bạch Thế Tôn, con không có thể làm cho hội chúng ấy chấp nhận.
Trả lời như vậy, bạch Thế Tôn, không biết con có nói đúng lời Thế Tôn? Con không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật? Con đã trả lời thuận pháp, đúng pháp và không một ai nói lời tương ứng đúng pháp có lý do để chỉ trích?
-- Trả lời như vậy, này Thôn trưởng, Ông NÓI ĐÚNG LỜI của Ta. Ông KHÔNG XUYÊN TẠC Ta với điều không thật. Ông đã trả lời THUẬN PHÁP, ĐÚNG PHÁP và không một ai nói lời tương ứng đúng pháp có lý do để chỉ trích.
Này Thôn trưởng, các Sa-môn Thích tử KHÔNG ĐƯỢC PHÉP dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử KHÔNG ĐƯỢC GIỮ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử KHÔNG ĐƯỢC NHẬN LẤY vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử đã TỪ BỎ châu báu và vàng bạc. Họ đã LY KHAI vàng và bạc. Ðối với ai được dùng vàng bạc, người ấy cũng được phép dùng NĂM DỤC CÔNG ĐỨC. Ðối với ai được phép dùng năm dục công đức, người ấy hoàn toàn thọ trì phi Sa-môn pháp, PHI THÍCH TỬ PHÁP.
Này Thôn trưởng, Ta nói như sau: Cỏ được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỏ. Củi được đi tìm cầu bởi ai cần đến củi. Cỗ xe được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỗ xe. Người được đi tìm cầu bởi ai cần đến người. Nhưng này Thôn trưởng, KHÔNG BẤT CỨ LÝ DO GÌ TA NÓI RẰNG VÀNG, BẠC ĐƯỢC CHẤP NHẬN, ĐƯỢC TÌM CẦU" (Hết trích)
Thừa tự Pháp trích lục
Cần nhắc lại, KHÔNG BẤT CỨ LÝ DO GÌ vàng bạc được chấp nhận, được tìm cầu nơi người tu sĩ đệ tử Phật chân chánh. Phạm luật là phạm luật, phá giới là phá giới; phải nghiêm khắc nhìn nhận tội thì mới tránh được tội.
THÍCH THIỂU DỤC