] Trích Kinh Tăng Chi tập 1, Chương 1, trang 71-72
“1. Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
Một người ấy là ai? Người có tà kiến, người có điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa Diệu Pháp, an trú phi pháp.
Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
2. Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Một người ấy là ai? Người có chánh kiến, người không có điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa phi pháp, an trú Diệu Pháp.
Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.”
{ Thừa tự Pháp trích lục
Đọc đoạn kinh trên, một thắc mắc có thể khởi lên: “Một người có tà kiến, người có điên đảo kiến’ ấy là ai? Hẳn người này cũng lươn lẹo lắm mới khiến cho số đông người xa lìa Diệu Pháp, an trú phi pháp? Người này cũng tác quái không thua Ma Vương nên mới khiến bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
Phải chăng ‘một người’ này chính là Bà-la-môn Đại Thiên - Mahadeva? Vì, ông Bà-la-môn này tai quái đến độ phạm một loạt trọng tội: tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo (theo A Tỳ Đạt Ma Luận). Sau khi ôn xâm nhập vào Phật giáo và ‘đẻ’ ra năm tiêu chí mới hạ thấp thánh quả A La Hán của Đạo Phật, trong đó có tiêu chí đầu tiên cho rằng vị A La Hán vẫn còn bị mộng tinh (?) (Vì trước đó ngài tự tuyên bố mình là A La Hán, nhưng Tăng chúng vẫn thấy ngài bị mộng tinh).
Từ đây Tăng chúng kẻ bênh người chống và bị phân thành hai phái. Tiếp đó Phật giáo phân hoá thành hai phái Đại Thừa và Tiểu Thừa, ngấm ngầm hơn thua với nhau. Nhờ công khai phá cho Phật giáo cải biến mà Đại Thiên Bà-la-môn được nhiều người đời sau xem như sơ Tổ đầu tiên của Phật giáo Đại Thừa.
Rõ ràng kẻ ‘tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo’ thì làm sao có chánh kiến được. Và một ôn như thế lại được tin theo vinh danh làm Tổ, làm Bồ-tát thì bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người chứ làm sao khác được!
Hay ‘một người’ ấy chính là luận sư gốc Bà-la-môn Long Thọ? Vì sau khi ôn Bà-la-môn này xuất hiện cùng với một mớ ‘tam tạng’ đời mới khiến cho sự phân hoá Đại Thừa - Tiểu Thừa càng thêm xâu sắc. Phật giáo cải biến khác biệt hẳn so với Nguyên thuỷ với rất nhiều chi phái khác nhau theo kiểu đa phương, đa diện, đa chủng, đa tạp. Mỗi chi phái có ‘kinh tạng’ riêng, ông Bụt riêng, chùa chiền riêng, hội chúng riêng khiến cho Phật giáo càng thêm ly tán chia rẽ. Thế nhưng ‘ngài’ lại được nhiều người tin theo ca tụng là Tổ, là Bồ-tát có công thống nhất các bộ phái, khơi sáng những tư tưởng vĩ đại cho Phật giáo Đại Thừa. Quả thật ngài cũng xứng đáng với chức danh ‘một người’ mà Đức Thế Tôn đã nêu rõ!
Hay ‘một người’ ấy chính là Cưu Ma La Thập, một dịch giả khét tiếng của Đại Thừa. Ngài nhận cả mười cung nữ từ vua Diêu Tần ban cho, để rồi ban lại cho Phật giáo cải biên thêm một mớ kinh luận mới, với các tư tưởng mới khác biệt hẳn tinh thần gốc. Ví dụ ngài giới thiệu bản A Di Đà Sớ Sao, trong đó ca ngợi cho bốn tánh ‘Thường, Lạc, Ngã, Tịnh’; thế nhưng trong kinh văn gốc Đức Thế Tôn gọi đó là bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Cụ thể trong Tăng Chi tập 1, bài kinh “Tưởng Điên Đảo”, trang 650, Đức Thế Tôn dạy rõ:
_ “Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn? Trong vô thường, nghĩ là thường, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong khổnghĩ là không khổ, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong vô ngã, nghĩ là ngã, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong không thanh tịnh, nghĩ là thanh tịnh, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Này các Tỷ-kheo có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này.
Này các Tỷ-kheo có bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo này. Thế nào là bốn? Trong vô thường, nghĩ là vô thường, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo. Trong khổ, nghĩ là khổ, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo. Trong vô ngã, nghĩ là vô ngã, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo. Trong không thanh tịnh nghĩ là không thanh tịnh, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo. Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo này”.
Các Phật tử nào còn phát hiện thêm ‘một người’ nào khác nữa xin khai báo để chứng minh lời tiên tri của Đức Thế Tôn là đúng đắn một trăm phần trăm. Đồng thời quý vị góp phần giúp ‘cho đông người xa lìa phi pháp, an trú Diệu Pháp; giúp đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.’
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC