Thần Khoa Học

Thần Khoa Học

ĐỐ KINH ĐỂ SỢ

Đố những ai suy tư chín chắn đọc các trích đoạn Luật sau đây (theo sự ‘chỉ dại’ của luận sư Bà-la-môn Phật Âm) mà không sợ hãi khi biết những kẻ chủ mưu trộm cắp, giết người được vô tội. 
Ai đó nếu vì quá tin tưởng Phật Âm Bà-la-môn mà không sợ hãi, họ hãy tự đặt mình và người thân của mình là nạn nhân của kẻ chủ mưu, may ra sẽ thấy chú giải của Phật Âm Bà-la-môn thật sự kinh hoàng.
Trích Chương Pārājika thứ hai, tội trục xuất vì trộm cắp, phần Phân Tích Giới Tỳ-kheo:
[121] … Vị Tỳ-khưu (A) [7] chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy lấy trộm vật tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị (nào) nói cho vị khác thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị lấy trộm (D) đồng ý thì vị khởi xướng (A) phạm trọng tội (thullaccaya); vị ấy (D) lấy trộm vật ấy thì tất cả đều phạm tội pārājika.
Vị Tỳ-khưu (A) chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy lấy trộm vật tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ấy (B) chỉ thị vị khác (D) thì vị ấy (B) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị lấy trộm (D) đồng ý thì vị ấy (D) phạm tội tác ác (dukkaṭa); vị ấy (D) lấy trộm vật ấy thì vị khởi xướng (A) vô tội, vị truyền chỉ thị (B) và vị lấy trộm (D) phạm tội pārājika...
Ghi chú số 7 của Dịch giả:
[7] Dựa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa, chúng tôi thêm vào A, B, C, D để cho dễ hiểu. (Nguồn Internet. Hết trích)
] Ý kiến Thừa Tự Luật:
Hẳn lời giải thích của “ngài Buddhaghosa” là xúi bừa truyền ẩu, cho nên đoạn dịch nêu trên không những không dễ hiểu mà còn nguy hiểm nữa, thậm chí gây phản ứng tai hại. Thật vậy. Ai không tin hãy trả lời vài câu hỏi sau đây sẽ thấy ngay vấn đề.
- Tại sao trong khi đoạn thứ nhất vị lấy trộm (D) mới chỉ đồng ý thôi chứ chưa lấy trộm thì vị khởi xướng (A) đã phạm trọng tội, nếu vị (D) lấy trộm thì tất cả (A+B+C+D) đều phạm tội pārājika (tội triệt khai, bất cộng trú, ‘đứt đầu’, tẩn xuất), thế nhưng ở đoạn thứ hai cũng y như vậy vị khởi xướng (A) lại được vô tội?
Theo luật pháp thông thường, và cũng phù hợp với toàn bộ tạng Luật Pātimokha nói chung, kẻ khởi xướng thường cũng bị kết tội y như kẻ nhận chỉ thị hành động. Lý và tình ở đây thế nào để biện hộ cho vị khởi xướng (A) vô tội?
Cứ kiểu này mọi người mặc tình xúi dại kẻ khác trộm cắp, còn mình vô tội? Còn kẻ nào nghe xúi dại hành bậy, bị tội ráng chịu, ngu cho chết ư?!
Nên chăng phải hiểu đoạn thứ hai như thế này mới ổn:
“Vị Tỳ-khưu (A) chỉ thị vị Tỳ-khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy lấy trộm vật tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội tác ác (dukkaṭa).
(Nhưng) Vị ấy (B) chỉ thị vị khác (E) thì vị ấy (B) phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị lấy trộm (E) đồng ý (dù chưa lấy) thì vị ấy (E) phạm tội tác ác (dukkaṭa); vị ấy (E) lấy trộm vật ấy thì vị (C) vô tội [vì chưa nghe truyền và vị (D) không lấy trộm], vị truyền chỉ thị (A+B) và vị lấy trộm (E) phạm tội pārājika.”
Nếu không đúng như vậy, đọc tiếp đoạn thứ hai dưới đây mới kinh sợ…
Ø Trích tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ-kheo, III. Chương Pārājika thứ ba, tội tẩn xuất vì giết người:
… [190] Vị tỳ khưu (A) [5] chỉ thị vị tỳ khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị (nào) nói cho vị khác thì vị (nói) ấy phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị giết người (D) đồng ý thì vị khởi xướng (A) phạm tội thullaccaya (trọng tội); vị ấy (D) đoạt lấy mạng sống của người ấy thì tất cả đều phạm tội pārājika.
Vị tỳ khưu (A) chỉ thị vị tỳ khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị ấy (B) chỉ thị vị khác (D) thì vị ấy (B) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị giết người (D) đồng ý thì vị ấy (D) phạm tội dukkaṭa (tác ác); vị ấy (D) đoạt lấy mạng sống của người ấy thì vị khởi xướng (A) vô tội, vị truyền chỉ thị (B) và vị giết người (D) phạm tội pārājika
[5] Chúng tôi thêm vào A, B, C, D để cho dễ hiểu (Hết trích)
] Ý kiến Thừa Tự Luật:
Thú thực, đọc đoạn dịch Luật ở trên không thấy dễ hiểu mà còn sợ hãi nhiều hơn khi biết “vị khởi xướng (A) vô tội”. Cứ kiểu này những kẻ chủ mưu cứ xúi bừa giết ẩu, chết ai ráng chịu, còn mình khỏe re vô tội!
Rõ ràng phải hiểu đoạn thứ hai như thế này mới đúng theo chánh Pháp chánh Luật và không bị kinh hoàng:
“Vị tỳ khưu (A) chỉ thị vị tỳ khưu (B) rằng: “Hãy bảo vị tên (C) rằng: Vị tên (C) hãy nói với vị tên (D) rằng: Vị tên (D) hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy’” thì vị ấy (A) phạm tội dukkaṭa (tác ác).
(Nhưng) vị ấy (B) chỉ thị vị khác (E) thì vị ấy (B) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị giết người (E) đồng ý (dù chưa thực hiện) thì vị ấy (E) phạm tộidukkaṭa (tác ác); vị ấy (E) đoạt lấy mạng sống của người ấy thì vị (C) vô tội [vì chưa nghe truyền và vì vị (D) không giết người], vị truyền chỉ thị (A+B) và vị giết người (E) phạm tội pārājika (triệt khai, bất cộng trú, ‘đứt đầu’, tẩn xuất)”
Phải hiểu vị (C) được vô tội vì hoàn toàn ngoại phạm, còn tất cả các vị (A+B+E) đều phạm tội pārājikanhư vậy mới đúng với tinh thần đạo Từ Bi và nhân bản thật sự. Ai tin theo lời “ngài Buddhaghosa” giải thích và chấp nhận vị khởi xướng (A) được vô tội, đừng có khóc than trách móc nếu vị (A) cứ mặc tình xúi bừa giết hại những người thân của mình!!!
Cũng theo chiều hướng trên, đoạn chánh Luật trước đoạn trên tồn tại những điểm bất cập về vị Tỳ-khưu khởi xướng giết người được vô tội. Cụ thể trích đoạn chánh Luật sau đây:
“[189] Vị Tỳ-khưu chỉ thị vị Tỳ-khưu rằng: “Hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị kia nhận biết người ấy rồi đoạt lấy mạng sống của người ấy thì cả hai phạm tội pārājika (triệt khai, bất cộng trú).
Vị Tỳ-khưu chỉ thị vị Tỳ-khưu rằng: “Hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị kia nhận biết người ấy rồi đoạt lấy mạng sống của người khác thì vị khởi xướng vô tội còn vị giết người phạm tội pārājika.
Vị Tỳ-khưu chỉ thị vị Tỳ-khưu rằng: “Hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị kia nhận biết người khác rồi đoạt lấy mạng sống của người ấy thì cả hai phạm tội pārājika.
Vị Tỳ-khưu chỉ thị vị Tỳ-khưu rằng: “Hãy đoạt lấy mạng sống người tên như vầy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị kia nhận biết người khác rồi đoạt lấy mạng sống của người khác thì vị khởi xướng vô tội còn vị giết người phạm tội pārājika.”
“… [202] Hành động theo giờ hẹn nghĩa là quy định giờ hẹn hoặc là trước bữa ăn, hoặc là sau bữa ăn, hoặc là ban đêm, hoặc là ban ngày. (Bảo rằng): “Hãy đoạt lấy mạng sống người ấy vào giờ hẹn ấy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy vào giờ hẹn ấy thì cả hai phạm tội pārājika (triệt khai, bất cộng trú); (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy trước hay saugiờ hẹn ấy thì vị khởi xướng vô tội còn vị giết người phạm tội pārājika.
Hành động theo dấu hiệu nghĩa là vị làm dấu hiệu (bảo rằng): “Tôi sẽ nháy mắt, hoặc là tôi sẽ nhướng mày, hoặc là tôi sẽ ngẩng đầu lên, ngươi hãy đoạt lấy mạng sống người ấy theo dấu hiệu ấy” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy theo dấu hiệu ấy thì cả hai phạm tội pārājika; (nếu vị kia) đoạt lấy mạng sống người ấy trước hay sau dấu hiệu ấy thì vị khởi xướng vô tội còn vị giết người phạm tội pārājika.” (Hết trích)
] Ý kiến Thừa Tự Luật:
Thiết nghĩ không loại trừ khả năng các đoạn Luật nêu trên cũng đã bị Bà-la-môn Phật Âm cải biên nhằm làm ô nhiễm chánh Luật Pātimokkha của Đạo Phật. Ngay trong từng trường hợp nêu trên, vị Tỳ-khưu chỉ cần khởi xướng thôi, dù vị Tỳ-khưu nhận chỉ thị chưa thực hiện, vị khởi xướng đã bị phạm tội tác ác
Thế nhưng, khi vị Tỳ-khưu nhận chỉ thị đã thực hiện việc giết người, nếu không đúng nạn nhân, không đúng thời đã hẹn, không đúng dấu hiệu; thì vị Tỳ-kheo khởi xướng lại được vô tội!!! Đây là điều hết sức mâu thuẫn, vô lý và không đúng với đạo luật nhân bản.
Nghiêm khắc mà nói, vị Tỳ-kheo khởi xướng dù ít dù nhiều, dù đúng hay không đúng nạn nhân, dù không đúng thời, không đúng dấu hiệu; nhưng đã chủ mưu tất cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về việc khởi xướng của mình chứ không thể hoàn toàn vô tội được.
Nên chăng cũng phải hiểu “vị kia” thực hiện việc giết người là một vị thứ ba của một vụ án khác, vị khởi xướng hoàn toàn không dính dáng đến vụ giết người này nên không thể kết tội trong vụ việc này? Còn trong vụ việc có liên quan, vị khởi xướng, tùy mức độ phạm tội, tùy từng hoàn cảnh cụ thể, nếu không bị kết tội pārājika (tẩn xuất), cũng phải bị phạm tội dukkaṭa (tác ác), hoặc thullaccaya (trọng tội) chứ không thể hoàn toàn vô tội được.
Tất nhiên đó là trong Đạo, còn đối với ngoài đời, vị Tỷ-kheo chủ mưu trộm cắp, giết người chắc chắn cũng bị truy cứu trách nhiệm liên đới và xử phạt theo luật pháp hiện hành của nước sở tại, chứ không thể hoàn toàn vô tội như chú giải tai hại của Phật Âm Bà La Môn.
Tóm lại, chỉ với tội xúi bậy người khác hiểu sai kẻ khởi xướng giết người được vô tội như Phật Âm đã luận cũng đủ khép ông Bà-la-môn giả danh này vào tội pārājika rồi! Cũng may những người đời sau chỉ mới tin Phật Âm là Thánh Tăng, chứ nếu tin “ngài là âm của Phật” thật thì thế gian này chết thêm một mớ rồi! Hú hồn!!!
Phật dạy chớ có sai: "Chớ có tin cho dù đó là truyền thống, chớ có tin cho dù đó là bậc đạo sư"
TẬP SAN LUẬT HỌC